Khảo sát các biểu hiện của quyền lực diễn ngôn giáo viên trong các lớp học kĩ năng thực hành tiếng Anh bậc đại học

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Đỗ Thị Xuân Dung

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Ngôn ngữ và đời sống, 2023

Mô tả vật lý: 47-61

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 417913

Từ mục tiêu nghiên cứu các biểu hiện của quyền lực diễn ngôn giáo viên trong các lớp học kĩ năng thực hành tiếng Anh bậc đại học, với việc áp dụng phân loại quyền lực của Raven (1993) và khung phân tích các biểu hiện quyền lực của McCroskey và cộng sự (1985), bài nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 2.553 mẫu phát ngôn của giáo viên tiếng Anh bậc đại học tại các trường đại học có chương trình tiếng Anh chuyên ngữ trên cả nước thông qua phương pháp thu thập dữ liệu đa chiều gồm thu âm, ghi hình, phỏng vấn và nghiên cứu các tài liệu liên quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tồn tại một sự mất cân bằng về quyền lực giữa giáo viên và sinh viên trong các lớp học. Cụ thể giáo viên đã thông qua thực hành diễn ngôn để thể hiện các quyền lực của mình nhăm hướng dẫn các hoạt động học và hướng đến điều chỉnh thái độ cũng như hành vi học tập của sinh viên nhằm đạt được các mục đích của việc dạy học. Ba kiểu loại diễn ngôn phổ biến thể hiện quyền lực hợp pháp, quyền lực ban thưởng và quyền lực xử phạt đã có sự phân hoá về mặt số lượng phát ngôn, ưong đó giáo viên sử dụng nhiều nhất là quyền lực hợp pháp. Các biểu hiện cụ thể của quyền lực diễn ngôn giáo viên khi so sánh với khung phân tích của McCroskey và cộng sự (1985) cũng cho thấy một vài sự trùng khớp cơ bản và các khác biệt bởi môi trường giảng dạy tiếng Anh là các lớp học bậc đại học và bối cảnh văn hóa xã hội của Việt Nam vẫn còn có một số ảnh hưởng bởi quan niệm và tư tưởng Nho giáo quy định vai trò vị trí của người thầy trong lớp học. Từ đó nghiên cứu đi đến đề xuất mô hình lớp học kiến tạo, lớp học hạnh phúc nơi mà sinh viên sẽ được giáo viên dùng quyền uy để dẫn dắt sinh viên tự tìm kiếm những hình thức phù hợp cho việc hình thành kiến thức và kĩ năng cho mình, phục vụ mục đích thiết thân của việc học là để làm việc, học ngoại ngữ là để giao tiếp., Tóm tắt tiếng anh, This research aims at studying the manifestations of teacher discursive power in tertiary English classrooms. It is based on the application of Raven (1993)'s power classification and the analysis framework of power manifestations by McCroskey et al. (1985). The study has examined 2,553 utterances of English teachers at universities where English is taught as a foreign language. Multidimensional data collection method includes audio recording, video recording, interviews and research of related documents. The results reveal an imbalance of power between teachers and students. The teachers, through classroom discourse, have manifested their power relations with students in the context of classroom interaction, which aimed at promoting student learning behavior and through which achieve the teaching objectives. Three types of power include cooercive, reward and legitimate in which legitimate power, as precribed by law for teachers' role in the society, occupies the dominance among power discourse. The specific realization (or techniques) of teachers' discourse power though goes in line with McCroskey et al. (1985)'s analysis framework, revealed some differences as this is the context of Confucian classrooms and the changes in teaching and learning situations in Vietnam. The research also suggests a classroom model as contructivist classtrooms, happiness classrooms... where students, under the authority and guidance of teachers, construct knowledge for themselves.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH