Thí nghiệm thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của các phương thức chăn nuôi lên bệnh chân móng và khả năng sản xuất của bò sữa tại trại bò thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Khoa học Công nghệ, Trường Đai học Nông Lâm TP. HCM từ tháng 02/2019 đến tháng 05/2019. Thí nghiệm được bố trí kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên 1 yếu tố trên 20 bò lai HF, chia làm 4 nghiệm thức (1) bò được nuôi cột nhốt hoàn toàn (CNHT)
(2) bò được nuôi nhốt đi lại tự do trong chuồng (NĐTD)
(3) NĐTD kết hợp cho đi bộ 2km sau khi vắt sữa buổi sáng (NĐTD2KM)
(4) NĐTD kết hợp chăn thả 3 giờ sau khi vắt sữa buổi sáng trên đồng cỏ Sả lá nhỏ (NĐTDCT3G). Kết quả cho thấy nồng độ pH dạ cỏ trung bình cao nhất ở nhóm NĐTDCT3G (6,17), kế đến NĐTD2KM (6,02), NĐTD (5,99) và thấp nhất nhóm CNHT (5,92) (P>
0,05). Sự chênh lệch điểm thể trạng trước và sau thí nghiệm cao nhất ở nhóm CNHT (-0,32), kế đến NĐTD2KM (-0,17), NĐTD (0,08), và ít thay đổi nhất nhóm NĐTDCT3G (-0,07) (P>
0,05). Tỷ lệ bệnh chân móng trung bình thấp nhất ở nhóm NĐ TDCT3G (6,67%), kế đến NĐTD2KM (16,67%), NĐTD (20,00%), và cao nhất nhóm CNHT (36,67%) (P<
0,05). Năng suất sữa trung bình cao nhất ở nhóm NĐTD (17,90 kg/bò/ngày), kế đến NĐTD2KM (17,75 kg/bò/ngày), NĐTDCT3G (17,66 kg/bò/ngày), và thấp nhất nhóm CNHT (15,92 kg/bò/ngày) (P<
0,05)., Tóm tắt tiếng anh, The present study was undertaken to determine whether the various husbandry methods affect lameness and milk performance of dairy cattle at cow farm of Research and Technology Transfer Center, Nong Lam University HCMC from 02/2019-05/2019. A total of 20 HF crossbred milking cows were randomly assigned into four treatments with a single factor randomized complete design. Four treatments included (1) cows raised in the completely tied stall method (CTSM), (2) cows raised in the free stall method (FSM), (3) FSM combined with being walking 2km after milking in the morning (FSMW2KM) and (4) FSM combined with the pasture grazing period of 3 hours on the small-leaves mobassa grassland after milking in the morning (FSMPG3H). The results showed that the ruminal pH was the highest in FSMPG3H group (6.17), followed by FSMW2KM (6.02) and FSM (5.99), and the lowest was CTSM group (5.92) (P>
0.05). The difference of body condition score before and after the experimental period was the highest in CTSM group (-0.32), followed by FSMW2KM (-0.17), FSM (0.08), and the lowest variation was FSMPG3H group (-0.07) (P>
0.05). The prevalence of lameness was the lowest in FSMPG3H group (6.67%), followed by FSMW2KM (16.67%), FSM (20.00%), and the highest incidence was CTSM group (36.67%) (P<
0.05). Average milk performance was the highest in FSM group (17.90 kg/cow/day), followed by FSMW2KM (17.75 kg/cow/day), FSMPG3H (17.66 kg/cow/day), and the lowest level was CTSM group (15.92 kg/cow/day) (P<
0.05).