Đánh giá hiệu quả phục hồi chức năng hô hấp trên bệnh nhân Covid-19

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Mai Thị Hồng Vân, Nguyễn Hữu Sơn, Phạm Như Hiệp

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học lâm sàng - Bệnh viện Trung ương Huế, 2022

Mô tả vật lý: 40-45

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 417972

 Bệnh nhân Covid-19 cần kết hợp nhiều phương pháp điều trị trong có phục hồi chức năng hô hấp. Nghiên cứu này giúp đánh giá hiệu quả của
   - Chương trình Phục hồi chức năng (PHCN) hô hấp ở bệnh nhân Covid-19 nặng và nguy kịch. Đối tượng và phương pháp Nghiên cứu tiến cứu trên mẫu thuận tiện gồm 65 bệnh nhân được chẩn đoán Viêm phổi do Covid-19 mức độ nặng, nguy kịch được điều trị cải thiện tại Trung tâm Hồi sức Tích cực Bệnh viện Trung Ương Huế tại TP Hồ Chí Minh. Đánh giá lại khả năng hồi phục của bệnh nhân sau 1 tuần dựa trên chỉ số SpO2, thang điểm khó thở Borg và thang điểm độc lập sinh hoạt Barthel. So sánh hiệu quả hồi phục chức năng hô hấp chọn kiểm định tổng hạng Wilcoxon. Kết quả Tuổi nhỏ nhất là 19 tuổi, lớn nhất là 93 tuổi, nhóm bệnh có độ tuổi 50 - 59 chiếm tỷ lệ nhiều nhất, chiếm 29.2 %. Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ lớn hơn nam (tương ứng 56,9% và 43,1%). Thời gian đang nằm viện ngắn nhất là 6 ngày, dài nhất là 47 ngày. Các bệnh nhân được tiến hành tập PHCN hô hấp ngay từ đầu khi mới vào viện và suốt quá trình bệnh nằm viện. Tăng huyết áp là yếu tố bệnh nền hay gặp nhất chiếm 61,8%. Các biện pháp hỗ trợ thông khí hay liệu pháp oxy thì sử dụng mask cannula là chủ yếu chiếm 96,5%. SpO2 tăng 98% (95,5 - 99%) lên 99% (97 - 100%) có ý nghĩa thống kê với p <
  0.05. Thang điểm khó thở Borg giảm từ 2 (1 - 4) xuống 1 (0,5 - 2) có ý nghĩa thống kê với p <
  0,05. Thang điểm độc lập chức năng sinh hoạt Barthel tăng từ 80 (67,5 - 100) lên 100 (80 - 100), có ý nghĩa thống kê với p <
  0,05., Tóm tắt tiếng anh, Covid-19 patients need a combination of treatment methods, including respiratory rehabilitation. This study aims to evaluate the effectiveness of the Respiratory Rehabilitation Program in Covid-19 patients. Methods A cross - sectional descriptivestudy was carried out in 65 patients with severe and critical Covid-19 pneumonia who were receiving improved treatments at the Intensive Care Center of Hue Central Hospital in Ho Chi Minh City. The patient's ability to recover after one week was re - evaluated based on SpO2 index, Borg dyspnea scale and Barthel's independent life scale. The effectiveness of respiratory rehabilitation was compared using the Wilcoxon sum test. The age ranged from 19 to 93 years. The age group from 50 to 59 years old was made up the largest proportion, accounting for 29.2%. The prevalence was higher in women than men (56.9% vs. 43.1%, respectively). The shortest hospital stay was six days, and the longest was 47 days. The patients experienced respiratory rehabilitation exercises from the beginning when they were admitted to the hospital and throughout their stay. Hypertension was the most common underlying disease factor, accounting for 61.8%. Ventilation support measured or oxygen therapy using mask cannula is the main factor accounting for 96.5%. SpO2 statistically increased from 98% (95.5 - 99%) to 99% (97 - 100%) (p <
  0.05). The Borg dyspnea scale statistically decreased from 2 (1 - 4) to 1 (0.5 - 2) (p <
  0.05). Barthel's independent functional - life scale statistically increased from 80 (67,5 - 100) to 100 (80 - 100) (p <
  0.05).
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH