Đỗ Long Vân (1934-1997) là một trong những gương mặt trội bật của phê bình văn học miền Nam giai đoạn 1954-1975. Nói về Đỗ Long Vân, người ta thường nhắc đến ông trong vị thế của một nhà phê bình cấu trúc luận, phân tâm vật chất hay hiện tượng luận. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, Đỗ Long Vân còn là một nhà phê bình chịu nhiều ảnh hưởng bởi tinh thần của lí thuyết Marxist mà đặc biệt là những quan niệm của Lucien Goldmann (1913-1970) - nhà Marxist người Rumani. Trong bài viết này, chúng tôi trình bày trước hết những đối thoại và quan niệm của Đỗ Long Vân về phương pháp phê bình Marxist trong nghiên cứu văn học thông qua việc đọc và phân tích tiểu luận "Lược trình về công dụng của Duy vật sử quan trong văn học sử" - một bài phê bình quan trọng nhưng ít được chú ý. Tiếp sau, chúng tôi đi sâu phân tích và chỉ ra tinh thần Marxist trong các tác phẩm phê bình của ông thông qua hai biểu hiện. Thứ nhất, Đỗ Long Vân không chỉ xem kinh tế như là yếu tố duy nhất được dùng để diễn giải văn chương, mà luôn nhìn nhận các tác phẩm trong hệ thống liên quan hệ các nhân tố xã hội, văn hóa, lịch sử. Thứ hai, trong quá trình nghiên cứu vấn đề ý thức tranh đấu của con người được biểu hiện hiện qua văn chương, Đỗ Long Vân luôn hướng đến cứu cánh cuối cùng đó là ý niệm về sự tự do thực thụ trong mỗi bản thể người - một trong những tinh thần quan trọng nhưng thường ít được nhắc đến của triết học Marxist, Tóm tắt tiếng anh, Do Long Van (1934-1997) is a noticable literary critic of South Vietnam 1954-1975. He has been often mentioned as either a structuralist, material-psychoanalytic, or phenomenological critic. However, Do Long Van may have been also a critic who was much affected by Marxist notions of literature, especially ideas of Lucien Goldmann (1913-1970) - a Romanian Marxist critic. This paper aims to present what Do Long Van discussed about Marxist literary criticism through analyzing the article "An Introduction to Materialistic Historism" - an important yet neglected article of Do Long Van. The paper also analyses the manifestations of the Marxist spirit in Do Long Van's literary criticism. First, Do Long Van not only considered economics as the only element used to comprehend literary phenomena, but he also tried to explain how they could be affected by the interrelationship among various social, cultural, and historical factors. Second, while studying people's awareness of struggling against unwanted lives which has been demonstrated quantitively in literature, Do Long Van always assumed that we should aim at the ultimate liberty - a remarkably important but rarely mentioned idea of Marxism.