Sinh vật phù du và sự lựa chọn của cá lóc (Channa striata) giai đoạn bột lên giống

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Diệp Quốc Phục, Huỳnh Phước Vinh, Vũ Ngọc Út Hồ Thị Bích Ngân

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 639 Hunting, fishing, conservation, related technologies

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2019

Mô tả vật lý: 55-62

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 418017

Nghiên cứu được thực hiện trên ao ương cá lóc (Channa striata) giai đoạn 3 đến 30 ngày tuổi nhằm theo dõi sự phát triển của các nhóm sinh vật phù du trong ao ương, đồng thời xác định tính ăn của cá trong giai đoạn này. Thành phần sinh vật phù du trong ao được thu mỗi ngày trong suốt 10 ngày dầu của chu kỳ ương và sau đó 3 ngày/lần cho đến ngày thứ 30. Mẫu cá bột cũng được thu liên lục trong 10 ngày đầu với số lượng 30 cá thể/lần để xác định cỡ miệng và thành phần thức ăn trong ruột cá. Kết quả cho thấy tổng số giống tảo ghi nhận được là 69 giống thuộc 5 ngành, bao gồm tảo lục (Chlorophyta), tảo mắt (Euglenophyta), vi khuẩn lam (Cyanobacteria), tảo khuê (Bacillariophyta) và tảo giáp (Dinophyta) với mật độ dao động 22.991 - 144.088 cá thể/L. Số loài động vật phù du ghi nhận được là 95, thuộc Protozoa, Rotifera, Cladocera và Copepoda với mật độ dao động trong khoảng 542.524 - 2.104.859 cá thể/m3. Thành phần thức ăn trong ruột cá thay đổi theo thời gian ương với ấu trùng Nauplius và Rotifera ở giai đoạn đầu và dần thay thế bằng Cladocera và Copepoda ở các ngày tiếp theo. Ngoài ra, mảnh vụn hữu cơ cũng xuất hiện với tỷ lệ lớn từ ngày thứ 27. Trong suốt thời gian khảo sát, tảo không được tìm thấy trong ruột cá.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH