Ảnh hưởng của nước thải từ ương tôm giống tới tỷ lệ sống, sinh trưởng và sinh sản của artemia

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Ngọc Nhanh Lư, Đình Huy Nguyễn, Thị Bích Hồng Trương

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 636 Animal husbandry

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, 2020

Mô tả vật lý: 40-48

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 418021

 Nghiên cứu được tiến hành gồm 4 nghiệm thức tương ứng với 4 tỷ lệ nước thải khác nhau từ sản xuất tôm giống 100% nước thải
  25% nước thải và 75% nước sạch
  50% nước thải và 50% nước sạch
  100% nước sạch. Mục đích nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của lượng nước thải sử dụng đến tỷ lệ sống, sinh trưởng và một số chỉ tiêu sinh sản của Artemia. Từ đó, đánh giá khả năng nuôi sinh khối Artemia bằng nguồn nước thải từ sản xuất tôm giống. Kết quả cho thấy tỷ lệ nước thải ảnh hưởng rõ ràng tới tỷ lệ sống, chiều dài toàn thân, sức sinh sản của Artemia. Sau 14 ngày nuôi, tỷ lệ sống, chiều dài toàn thân, sức sinh sản khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức(P<
 0,05). Tỷ lệ sống, sức sinh sản và chiều dài toàn thân cao nhất lần lượt là 45,7 ± 5,36%, 62,2 ± 19,77 trứng/con cái, 8,1 ± 0,22 mm ở nghiệm thức 50% nước thải và 50% nước sạch. Tỷ lệ sống thấp nhất (24,9 ± 2,81%) ở nghiệm thức 100% nước thải. Sức sinh sản thấp nhất 40,4 ± 17,44 trứng/con cái ở nghiệm thức 75% nước sạch và 25% nước thải. Chiều dài toàn thân thấp nhất 6,9 ± 0,48 mm ở nghiệm thức 100% nước sạch. Tuy nhiên, tỷ lệ nước thải ảnh hưởng không lớn tới tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ con cái mang trứng nghỉ của Artemia. Sau 14 ngày nuôi, tốc độ sinh trưởng dao động từ 0,03 đến 0,04%/ngày, tỷ lệ con cái có trứng nghỉ với con cái không có trứng dao động từ 56,7% đến 76,7%, cả hai thông số này đều khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>
 0,05). Nhìn chung, Artemia có thể sinh trưởng và sinh sản tốt khi nuôi trong nước thải từ sản xuất tôm giống. Trong phạm vi nghiên cứu, phối hợp 50% nước thải và 50% nước sạch để nuôi Artemia là phù hợp nhất., Tóm tắt tiếng anh, Artemia was cultured with four different treatments on the ratio of wastewater from shrimp seed production and clean water. Treatment 1 100% waste water
  Treatment 2 25% wastewater and 75% clean water
  Treatment 3 50% wastewater and 50% clean water
  Treatment 4 100% clean water. The purpose of the study was to assess the effect of wastewater on survival, total length as well as reproduction characteristics of Artemia. From there, assess the possibility of raising Artemia biomass in wastewater from shrimp seed production. The results showed that the ratio of wastewater from shrimp seed production clearly affected on Artemia survival, total length and fecundity. After 14 days of culture, the survival rate, total length and fecundity were statistically signifi cantly different among treatments (P<
 0.05). The highest survival rates, fertility and total length were 45.7 ± 5.36%, 62.2 ± 19.77 eggs/female, 8.1± 0.22 mm at 50% wastewater and 50% clean water treatment. The lowest survival rate was (24.9± 2.81%) in 100% wastewater treatment. The lowest fertility was 40.4 ± 17.44 eggs/female in 75% fresh water and 25% wastewater treatment. The lowest total body length of 6.9 ± 0.48 mm in 100% clean water treatment. However, the ratio of wastewater from shrimp seed production did not play a strong effect on Artemia growth rate, the percentage of females with cyst reproduction and no cyst reproduction. After 14 days of culture, the growth rate ranged from 0,04 to 0,04 %/day and the percentage of females with cyst reproduction and no cyst reproduction ranged from 56.7% to 76.7%, these both parameters were insignifi cantly different between the treatments (P>
 0.05). In general, Artemia could grow and reproduce in wastewater from shrimp seed production. In conclusion, the combination of 50% wastewater and 50% clean water for Artemia culture was the most suitable.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH