Quan điểm của phong trào Văn hóa mới (1915 - 1923) ở Trung Quốc về "nhân cách độc lập" của phụ nữ

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Trần Trúc Ly

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á, 2022

Mô tả vật lý: 41-48

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 418046

Phong trào Văn hóa mới" còn được gọi là "Phong trào Văn hóa mới Ngũ Tứ" (1915 - 1923), là cuộc vận động cách tân văn hóa, tư tưởng do một bộ phận tri thức cấp tiến phát động ở Trung Quốc. Các nhân sĩ trí thức tiên phong trong phong trào Văn hóa mới gồm Hồ Thích, Trần Độc Tú, Lý Đại Chiêu, Lỗ Tấn, Chu Tác Nhân... Đây là những trí thức tên tuổi đã từng du học ở một số nước u Mỹ và Nhật Bản, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nền văn minh phương Tây. Phong trào Văn hóa mới đưa ra mục tiêu tuyên truyền khoa học, dân chủ, phản đối chuyên chê, mê tín phong kiến. Trong bối cảnh đó, phong trào Văn hóa mới cũng khởi xướng một loạt các cuộc thảo luận về những vấn đề liên quan đến phụ nữ như phê phán quan niệm truyền thống về phụ nữ, kêu gọi thay đổi chế độ gia đình và nền giáo dục nữ giới trên cơ sở bình đẳng nam nữ, khuyến khích tự do yêu đương và tự do hôn nhân, đòi quyền độc lập về nghề nghiệp và kinh tế cho nữ giới... Bài viết bước đầu tìm hiểu những phản biện của phong trào Văn hóa mới đối với quan niệm "nam tôn nữ ti, "nam chủ nữ tòng" của Nho gia Trung Quốc truyền thống cũng như những đề xướng của phong trào về việc công nhận "nhân cách độc lập " của phụ nữ ở Trung Quốc., Tóm tắt tiếng anh, The New Culture Movement (also known as May Fourth New Culture Movement, occurring in China in 1915 - 1923) was a social reform movement led by one group of Chinese intellectuals. The pioneering intellectuals of this Movement were Hu Shih, Chen Duxiu, Li Dazhao, Zhou Zuoren, Lu Xun... Having studied abroad in some countries of Europe, United States and Japan, these men were strongly guided by the concepts of Western civilization. The New Culture Movement set goals of promoting science, democracy, human rights as well as criticized totalitarianism and superstitions. In the context of those activities, The New Culture Movement initiated a series of discussion of issues on women such as criticizing traditional ideas of women, calling for change of family structure and female education grounded in gender equality, promoting freedom to love and to get married, striving for women's independence of career and of their personal economy, etc. This paper partially aims at examining what arguments The New Culture Movement developed over traditional Chinese Confucian ideas of "male supremacy, female inferiority" and "male dominance, female obedience" together with its proposal for the acceptance of female "independent personality" in China.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH