So sánh cụm danh từ trong tiếng Stiêng và tiếng Việt

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thanh Tâm Phan

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ: Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn, 2020

Mô tả vật lý:

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 418081

Bài viết này trình bày những đặc điểm cấu tạo của cụm danh từ trong tiếng Stiêng, từ đó có thể chỉ ra những điểm tương đồng và những điểm dị biệt giữa cụm danh từ trong tiếng Stiêng với cụm danh từ trong tiếng Việt. Cụm danh từ trong tiếng Stiêng cũng gồm có ba phần phần trung tâm, phần phụ trước và phần phụ sau. Một cụm danh từ trong tiếng Stiêng cũng có chức năng tham gia làm thành phần kiến tạo nên câu, nó có thể đảm nhiệm vai trò làm thành phần nòng cốt chính trong câu tiếng Stiêng. Tùy theo hoàn cảnh sử dụng trong giao tiếp, nó có thể khuyết thành phầnphụ trước hoặc thành phần phụ sau nhưng không thể khuyết thành phần trung tâm. Phần trung tâm là những danh từ khối như danh từ đơn thể, tổng thể hay trừu tượng. Phần phụ trước gồm danh từ số lượng, số từ hay danh từ đơn vị. Còn phần phụ sau danh từ trung tâm có thể là một danh từ, động từ, đại từ, cụm từ và thường có từ chỉ định đi kèm phía sau. Mối quan hệ trong cấu trúc của cụm danh từ tiếng Stiêng là mối quan hệ hạn định. Các thành tố phụ trong cụm danh từ hạn định danh từ làm thành tố chính về mặt như xác định tính chất, số lượng hay quyền sở hữu của danh từ đó. Tiếng Stiêng là một ngôn ngữ thuộc tiểu nhóm Bahnar Nam, họ Nam Á. vì vậy chúng có nhiều nét tương đồng với các ngôn ngữ cùng nhóm như Kơho, Mnông, Mạ và Chrau do cùng thuộc họ Nam Á nên chúng có mối liên hệ chặt chẽ với tiếng Việt, Tóm tắt tiếng anh, This article presents about structural features of the noun phrase in Stieng language in order to define the similarities and differences points between the noun phrase in Stieng language and noun phrase in Vietnamese. Noun phrase has a central component, previous sub-components, and the following sub-components. Also, it has played a role in creating a sentence. Base on situations in communication, the noun phrase may be previous vacant sub-components or following subcomponents,but it can not be removed from the central component. The central component ismass nouns like as simple nouns, overall nouns, or abstract nouns. The previous sub-component includes quality words, numerals, or unit nouns. The following sub-component can be a noun, verb, pronoun, phrase, and followed by a demonstrative word. Stieng is a language of South Bahnaric subgroup, an Austroasiatic family, so there are many similarities with other languages such as Koho, Mnong, Ma, and Chrau. They belong to the Austroasiatic family, so they are closed contact with theVietnamese.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH