Trước tình hình Dịch tả heo châu Phi đang diễn biến hết sức phức tạp, nghiên cứu này nhằm cung cấp giải pháp ổn định sinh kế cho nông dân nuôi heo. Nghiên cứu được thực hiện thông qua phương pháp điều tra phân tầng ngẫu nhiên 60 nông hộ có nuôi heo trong tháng 9/2019, kết hợp phân tích thống kê mô tả và hồi quy tuyến tính đa biến. Kết quả nghiên cứu cho thấy số nông hộ bị ảnh hưởng nhiều chiếm tỷ lệ 43,3%
số nông hộ ảnh hưởng ít chỉ chiếm 15% và số nông hộ không bị ảnh hưởng chiếm 41,7%. Đa số nông hộ nắm bắt thông tin về dịch tả heo châu Phi trễ, vào khoảng tháng 7 và tháng 8, chiếm tỷ lệ 88,9%. Giá heo hơi giảm từ 42 xuống 25 nghìn đồng/kg heo hơi. Tỷ lệ nhiễm bệnh dịch tả heo châu Phi chịu ảnh hưởng của 3 yếu tố như số lao động tham gia vào quá trình chăn nuôi, hầm biogas và thời gian phát bệnh dịch tả heo châu Phi. Có 81,67% nông hộ chuyển đổi sinh kế, chủ yếu là nuôi gà an toàn sinh học và nuôi vịt siêu thịt. Đề tài đề xuất các giải pháp như khuyến khích nông dân chuyển đổi sinh kế theo khuyến cáo địa phương, hỗ trợ vốn vay, kỹ thuật và sự tham gia của người dân
Đối với hộ duy trì đàn heo thì thực hiện phòng chống theo hướng dẫn địa phương, cập nhật kịp thời thông tin dịch bệnh, hạn chế người vào khu vực chăn nuôi, không nên cho heo ăn thức ăn thừa của con người trong mùa dịch bệnh, kiểm tra vệ sinh chuồng trại và hệ thống Biogas., Tóm tắt tiếng anh, Faced with the highly complicated situation of the African Swine Fever, this study aimed to provide solutions to stabilize livelihoods for pig's farmers, through a stratified random survey of 60 pig-breeding households in September 2019, combining descriptive statistical analysis and multivariate linear regression. Results showed that the number of heavily affected households accounted for 43.3%
slightly affected households only 15%, and unaffected households 41.7%. The majority of farmers' information on the African swine fever was late, in July and August, accounting for 88.9%. The price decreased from 42 to 25 thousand VND/kg of live pigs. The African swine fever incidence was influenced by three factors, viz the number of employees involved inbreeding, the biogas system, and the Africanswine- fever outbreak time. There were 81,67% of farmers who changed their livelihoods, mainly raising biosecure chickens and super meat ducks. The proposed solutions included encouraging the farmers to change their livelihoods according to local recommendations, loan and technology support, and people's participation
for pig maintaining households, their prevention would be carried out according to local guidelines, promptly updating disease information, restricting people to enter the breeding area, not using human leftovers for pigs during the epidemic season, and checking barn hygiene and Biogas systems.