Phân tích đặc điểm sử dụng thuốc ức chế miễn dịch và mối liên quan đến đái tháo đường sau ghép trên đối tượng 3 tháng sau ghép thận. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Gồm 508 bệnh nhân có thời gian sau ghép thận ≥ 3 tháng được theo dõi và điều trị sau ghép tại BV Việt Đức, từ 09/2017 đến 04/2018. Tất cả các bệnh nhân đều tự nguyện tham gia nghiên cứu. Bệnh nhân được lấy máu vào buổi sáng trước khi ăn và uống thuốc ức chế miễn dịch. Chẩn đoán đái tháo đường sau ghép tạng dựa trên tiêu chuẩn của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA - American Diabetes Association). Tất cả các bệnh nhân đều được sử dụng phác đồ chống thải ghép 2- 3 thuốc trong 3 nhóm thuốc theo quy trình của Bộ y tế. Kết quả Tỉ lệ sử dụng thuốc ức chế theo thứ tự từ cao đến thấp như sau MMF/MPA (92,32%)
prednisolon (91,54%)
tarcrolimus (81,50%)
basiliximab (75,59%)
cyclosporin A (17,72%)
everolimus (6,10%). Hầu hết đối tượng sử dụng các thuốc kể trên không cho sự khác biệt giữa phát triển NODAT và không NODAT
chỉ ở đối tượng sử dụng corticoid tỉ lệ bệnh nhân bị NODAT là 12,47% trong khi không NODAT chiếm 87,53% sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <
0,001. Kết luận Điều chỉnh chế độ sử dụng thuốc ức chế miễn dịch đặc biệt là corticoid có thể làm thay đổi nguy cơ phát triển đái tháo đường sau ghép thận.