Để quá trình giảng dạy tại các trường học được hiệu quả, việc nắm bắt được tâm lý và nhu cầu, mong muốn của người học là vô cùng quan trọng. Nghiên cứu về các quá trình học tập, từ quan điểm nhận thức và hành vi, cho phép các nhà nghiên cứu hiểu được sự khác biệt cá nhân trong trí thông minh, phát triển nhận thức, ảnh hưởng, động lực, khả năng tự điều chỉnh cũng như vai trò của các yếu tố này trong việc học tập. Tâm lý học giáo dục đã được xây dựng dựa trên các lý thuyết về điều hòa hoạt động, chủ nghĩa chức năng, chủ nghĩa cấu trúc, chủ nghĩa xây dựng, tâm lý học nhận thức, tâm lý học nhân văn, tâm lý học Gestalt và xử lý thông tin. Bài viết này sẽ tập trung phân tích về 2 học thuyết tâm lý học nhận thức (điển hình là thuyết nhận thức của Jean Piaget) và học thuyết tâm lý học nhân văn (điển hình là thuyết nhu cầu của Abraham Maslow) và rút ra những nguyên tắc vận dụng trong quá trình giáo dục người học., Tóm tắt tiếng anh, It is necessary to understand the psychology, needs and desires of learners to conduct teaching activities effectively at schools. Studying learning processes, from a cognitive and behavioral point of view, enables researchers to understand individual differences in intelligence, cognitive development, influence, motivation, and self-efficacy, and their roles in learning processes of learners. Educational psychology has been developed on theories of operant conditioning, functionalism, structuralism, constructivism, cognitive psychology, and humanistic psychology, on Jean Piaget's theory and information processing. This paper analyzes two theories of cognitive psychology (typically the Jean Piaget's theory of cognitive development) and the theory of humanistic psychology (typically the Maslow's hierarchy of needs). This paper presents some conclusions and principles which could be applied in educational activities.