Phản ứng chức năng và khả năng ăn mồi của loài bọ xít bắt mồi Coranus fuscipennis Reuter (Heteroptera: Reduviidae) đối với loài ngài gạo Corcyra cephalonica (Stainton)

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Nguyễn Quang Cường, Nguyễn Thị Phương Liên, Trương Xuân Lam

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Công nghệ Sinh học - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2020

Mô tả vật lý: 265-273

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 418608

 Loài bọ xít Coranus fuscipennis Reuter (Heteroptera Reduviidae) là một loài bắt mồi quan trọng trên sinh quần rau ở Việt Nam. Phản ứng chức năng của các thiếu trùng tuổi 2, 3, 4, 5 và trưởng thành của loài bắt mồi C. fuscipennis đối với ấu trùng ngài gạo Corcyra cephalonica (Stainton) (Lepidoptera Pyralidae) được xác định trong điều kiện phòng thí nghiệm (nhiệt độ 30±2ºC
  độ ẩm 75±5%
  và 1410 h sángtối). Kết quả cho thấy, các tuổi thiếu trùng và con trưởng thành đực và cái của loài bắt mồi C. fuscipennis có phản ứng với các mật độ con mồi khác nhau và giết chết nhiều con mồi ở mật độ con mồi cao. Phản ứng chức năng này thể hiện phản ứng chức năng loại II (Holling, 1959). Mức tiêu thụ con mồi cao nhất luôn bị giới hạn khi nuôi loài bắt mồi C. fuscipennis. Mối quan hệ giữa khả năng ăn mồi của thiếu trùng tuổi 2, 3, 4 và 5, trưởng thành cái và đực của loài bọ xít bắt mồi C. fuscipennis với các mật độ con mồi khác nhau luôn thể hiện là mối tương quan nghịch (R= 0,70- 0,98), trong khi mối quan hệ giữa mật độ con mồi với số lượng con mồi bị giết bởi bọ xít bắt mồi C. fuscipennis thể hiện mối tương quan thuận. Khi mật độ con mồi tăng lên, thời gian tìm kiếm con mồi của các tuổi thiếu trùng và trưởng thành của loài bắt mồi C. fuscipennis giảm thể hiện mối tương quan nghịch (R=0,85-0,98). Loài bọ xít bắt mồi C. fuscipennis được nuôi bởi ngài gạo C. cephalonica có khả năng tiêu thụ tốt các loài gây hại trên rau như sâu xanh bướm trắng P. rapae, sâu khoang S. litura và sâu tơ P. xylostella và có thể sử dụng bọ xít bắt mồi C. fuscipennis được nuôi bởi ngài gạo C. cephalonica để kiểm soát sâu hại trên rau ở Việt Nam.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH