Tương tác chiến lược trong chi tiêu chính phủ: bằng chứng từ chính quyền địa phương tại Nhật Bản

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Nguyễn Tuấn Dũng

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 320 Political science (Politics and government)

Thông tin xuất bản: Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên, 2021

Mô tả vật lý: 226-231

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 418702

Vào ngày 11 tháng 3 năm 2011, một trận động đất quy mô lớn đã xảy ra ở phía Đông Bắc Nhật Bản, tạo ra một chuỗi các thảm họa, phá hủy nền kinh tế Nhật Bản và gây ra thiệt hại lớn tới hệ thống cơ sở hạ tầng và chuỗi cung ứng. Nằm trong nỗ lực toàn quốc nhằm huy động mọi nguồn lực hướng tới kế hoạch hồi phục quốc gia, chính phủ trung ương Nhật Bản đã yêu cầu tất cả các chính quyền địa phương giảm chi tiêu tại địa phương của mình. Bằng phương pháp tiếp cận kinh tế lượng không gian trên dữ liệu của 363 thành phố bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai, bài báo kiểm tra thực nghiệm về tính phụ thuộc lẫn nhau trong các quyết định của chính quyền địa phương trong tổng mức chi tiêu trên địa bàn. Mô hình tự hồi quy không gian cùng sai số không gian được lựa chọn dựa trên kết quả của các kiểm định hợp lệ. Mô hình được ước lượng bởi phương pháp bình phương nhỏ nhất hai giai đoạn không gian tổng quát. Kết quả chỉ ra bằng chứng về sự tương tác chiến lược giữa các chính quyền địa phương lân cận trong mẫu nghiên cứu. Phương pháp kiểm tra tính vững của mô hình sử dụng ước lượng hợp lý cực đại cũng xác nhận kết quả trên. Kết quả bài báo gợi ý rằng các chính quyền địa phương tại Nhật Bản có thể đã xem xét, cân nhắc các lựa chọn của chính quyền lân cận khi đưa ra các quyết định về ngân sách tại địa phương mình., Tóm tắt tiếng anh, On March 11, 2011, the Great East Japan Earthquake struck the North-eastern part of Japan, triggered a series of disasters, destructed the Japanese economy, and caused extensive damage to infrastructures and supply chain. In a national effort to mobilize all efforts towards the recovery plan, the central government requested all municipalities to reduce their local expenditures. This study empirically examines whether municipal decisions on total expenditures are interdependent, by employing a spatial econometric approach on a sample of 363 municipalities that were severely affected by the disaster. The spatial autoregressive model with spatial error correlation was chosen through valid tests, and was estimated by generalized spatial two-stage least squares estimator. The results indicate evidence of such strategic interaction among neighboring municipalities. The robustness check tests using maximum likelihood estimation also show comparable results. It is suggested that the Japanese municipalities in the study sample may consider their neighbors' choices in making local expenditure decisions.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH