Những điều ứng dụng n-butylamin tái chế chất thải rắn thuộc da chứa crôm

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Đào Tuấn Anh, Lê Thị Vân, Nguyễn Như Thanh

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí khoa học & công nghệ Việt Nam, 2020

Mô tả vật lý: 46 - 49

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 418724

 Chất thải rắn thuộc da chứa crôm tại Việt Nam từ trước đến nay được xử lý bằng cách chôn lấp hoặc đốt bỏ trong các lò đốt công nghiệp. Việc tái chế chất thải rắn từ các nhà máy thuộc da không chỉ có khả năng tạo ra các sản phẩm với giá trị cao mà còn giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường. Lợi nhuận khinh tế nằm ở việc sử dụng crôm thu hồi và protein thu được. Trong các nghiên cứu trước đây, các nhà khoa học đã sử dụng MgO trong quy trình thủy phân để duy trì pH dung dịch. Tuy nhiên, sản phẩm protein thu hồi của phương pháp này có hàm lượng tro (7-25%) và hàm lượng crôm (50-150ppm). Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thay thế một phần MgO bằng các bazo hữu cơ dễ bay hơi, cụ thể là n-butylamin (99,5%) để thủy phân chất thải rắn thuộc da chứa crôm sử dụng các xúc tác enzyme và protease trong môi trường kiềm. Nhóm nghiên cứu đã đưa ra quy trình công nghệ tái chế chất thải rắn thuộc da chứa crôm một giai đoạn và xác định được các giá trị về nhiệt độ, độ pH, khối lượng enzyme và n-butylamin để phân giải hoàn toàn chất thải rắn thuộc da chứa crôm. Nghiên cứu này mở đường cho việc tái chế chất thải rắn thuộc da chứa crôm mà từ trước đến nay Việt Nam chưa có., Tóm tắt tiếng anh, Chromium-containing solid waste of tanneries in Vietnam has so far been treated by burial or incineration in industrial incinerators. Recycling solid waste from tanneries is capable of not only creating products with high values but also solving environmental pollution. Economic profits lie in the use of recovered chromium and the obtained protein. In previous studies, MgO was used in hydrolysis to maintain solution's pH. However, the ash and chromium content in protein recovered from this method were at high levels, 7-25% and 50-150 ppm, respectively. Researchers modified this technology by substituting part of MgO with volatile organic bases, namely n-butylamine (99.5%) to hydrolyse chromiumcontaining solid waste in alkaline environment with alcalase enzyme (Alcalase 2.5 UI/g). The researchers developed a one-stage process to recycle chromiumcontaining solid waste of tanneries and identified values of temperature, pH, enzyme, and n-butylamine mass for complete resolution of the waste. This method reduced the hydrolysis time from 6-8 hours to 3 hours), and reduced 20% of hydrolysis product cost. The recovered gelatin products (humidity <
 15%, ash content <
 2%, Pb<
 0.5 mg/kg, As<
 0.5 mg/kg, Pt<
 0.1 mg/kg, Cr<
 1 ppm) that meet the QCVN-4-212011/BYT standard can be used as material for other industries, and chromium sludge can be reused. This study paved the way for recycling of waste containing chromium from tanning, which is unprecedented in Vietnam.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH