Việc tiên lượng tái phát sau mổ cắt gan đối với ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG) vẫn còn là một điều khó khăn. Gần đây, việc phối hợp hình ảnh học (CT, MRI) với các chất chỉ điểm như tỷ lệ AFP-L3 (AFP-L3% - đồng dạng của AFP) và PIVKA-II đã cho thấy nhiều ích lợi. Vì vậy, nghiên cứu nhằm xác định giá trị của chúng trong tiên lượng sau mổ cắt gan. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu Đoàn hệ tiến cứu trên 104 bệnh nhân (BN) được cắt gan và theo dõi tới 2 năm. Chất chỉ điểm ung thư được thử trong vòng 2 tuần trước mổ và sau mổ 1 tháng. Xác định tái phát dựa trên CT, MRI hoặc sinh thiết. Số liệu thống kê bằng phần mềm SPSS 20.0 và phân tích qua biểu đồ ROC, Kaplan-Meier và Log-rank test. Giá trị p <
0,05 được xem là có ý nghĩa thống kê. Kết quả Giá trị ngưỡng AFP-L3% trước mổ trong tiên lượng tái phát và sống còn là 13,6%, (độ nhạy 59,26 %, độ đặc hiệu 70%, AUC= 0,636, p=0,017). Giá trị ngưỡng PIVKA-II trước mổ trong tiên lượng tái phát và sống còn là 903 mAU/ml, (độ nhạy 79,6%, độ đặc hiệu 62%, AUC=0,703, p=0,000355). AFP-L3% và PIVKA-II trước mổ vượt trên ngưỡng có liên quan xấu đến tiên lượng tái phát và sống còn sau mổ (p <
0,005). Phối hợp AFP-L3%, PIVKA-II và AFP càng có nhiều chất chỉ điểm khối u cao vượt ngưỡng thì tiên lượng càng kém. Nhóm có 3 chất chỉ điểm khối u dương tính có tiên lượng kém nhất, nhóm có cả 3 chất đều âm tính có tiên lượng tốt nhất.