Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử ADN chọn tạo giống lúa kháng bệnh đạo ôn

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Đỗ Thị Hường, Dương Xuân Tú, Nguyễn Thị Thu, Nguyễn Trí Hoàn, Phạm Thiên Thành, Phan Thị Thanh, Tăng Thị Diệp, Tống Thị Huyền

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2019

Mô tả vật lý: 45612

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 418784

Bệnh đạo ôn hại lúa do nấm Pyricularia oryzae gây ra là một trong những bệnh hại rất nghiêm trọng ở Việt Nam hiện nay. Có nhiều biện pháp quản lý bệnh hại trong đó việc sử dụng giống lúa mang gen kháng bệnh được xem như là biện pháp hữu hiệu, ít tốn kém và bảo vệ môi trường. Ngày nay với tiến bộ của công nghệ sinh học, chỉ thị phân tử ADN được sử dụng hỗ trợ quá trình lai tạo và chọn lọc rất hiệu quả. Gen Pita được xác định là gen kháng hữu hiệu với các chủng nấm đạo ôn ở các tính phía Bắc. Trên cơ sở giống lúa BC15 có nhiều ưu điểm như năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng thích ứng rộng, đã sử dụng làm vật liệu nhận gen Pita nhằm tạo giống lúa mới. Chỉ thị phân tử RM1337 được sử dụng hỗ trợ quá trình lai trở lại (MABC) và chọn lọc cá thể phân ly. Qua 5 thế hệ backcross, chọn lọc các dòng tự thu mang đặc điểm ưu tú của giống BC15 gốc. Giống lúa triển vọng BC15-03 ở thế hệ BC₅F₅ có đặc điểm nông sinh học tốt. Thời gian sinh trưởng 115 ngày trong vụ mùa. Năng suất trung bình 65-75 tạ/ha, thâm canh tốt có thể đạt 80-85 tạ/ha. Khả năng thích ứng rộng. Chất lượng cơm ngon và kháng cao với bệnh đạo ôn (điểm ≤3). Đây là giống lúa triển vọng mang lại hiệu quả kinh tế cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ việc hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH