VSTEP (Vietnamese Standardized Test of English Proficiency) là kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (tương đương với trình độ A1, A2, B1, B2, C1,C2), được Bộ GD&ĐT ban hành vào tháng 03 năm 2015. Trong những phiên bản của VSTEP, dành cho những đối tượng khác nhau, thì bài thi VSTEP bậc 3-5 là phổ biến hơn cả và đang được sử dụng rộng rãi trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nay. Bài viết này nhằm mục tiêu miêu tả và đánh giá bộ tiêu chí đánh giá hai kỹ năng Nói và Viết của kỳ thi này, và dựa trên những kết quả phân tích và chỉnh sửa ngôn từ, kết quả nghiên cứu đã cho ra 2 bộ tiêu chí đánh giá ngắn gọn, súc tích, và rõ ràng hơn. Hai bộ tiêu chí đánh giá mới có ý nghĩa đối với thực tiễn dạy-học tiếng Anh bậc đại học, sau đại học, cũng như với thực tế bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chấm thi hai kỹ năng Nói, Viết, hay/và thực tế tự bồi dưỡng của giảng viên tiếng Anh để bảo đảm chất lượng trong quá trình chấm thi hướng đến các chuẩn quốc tế., Tóm tắt tiếng anh, VSTEP (Vietnamese Standardized Test of English Proficiency) is a proficiency test in line with the Six-level framework for foreign language proficiency in Vietnam (VNFLPF), equivalent to the CEFR, issued by the MOET dated March 3, 2015. Of the versions for different target groups, the VSTEP 3-5 level is undoubtedly the most wide-spread so far, and common in multiple institutions of higher education in Vietnam. This article is to describe and critically evaluate the issued scoring rubrics of the two productive skills - Speaking and Writing
and basing on an analysis and modification of the descriptors, to propose revised versions of the marking rubrics. The product represents the more concise and clearer rubrics. The revised versions are of practical significance to the practice of English language teaching for graduates and post-graduates, the issue of training the assessors of the two productive skills, and/or the endeavor of self-improvement on the part of instructors of English in order to ensure standardized quality in assessment.