Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu mức tăng hoặc giảm rủi ro thị trường của các công ty bán buôn và bán lẻ niêm yết ở Việt Nam sau giai đoạn lạm phát thấp 2015 - 2017. Đầu tiên, bằng cách sử dụng phương pháp định lượng kết hợp với phương pháp phân tích dữ liệu so sánh, tác giả tìm ra mức độ rủi ro được đo bằng giá trị trung bình beta trong ngành bán buôn và bán lẻ là chấp nhận được, tức là thấp hơn một chút so với một. Sau đó, một trong những phát hiện chính của bài báo là so sánh giữa mức độ rủi ro của ngành bán buôn và bán lẻ trong cuộc khủng hoảng tài chính 2007 - 2009 so với mức rủi ro trong thời kỳ hậu lạm phát thâp 2015 - 2017. Trên thực tế, kết quả nghiên cứu cho chúng ta thấy biến động rủi ro thị trường, được đo bằng beta vốn chủ sở hữu và tài sản, trong thời gian hậu lạm phát thấp đã tăng đáng kể. Cuối cùng, bài viết này cung cấp một số ý tưởng cho các công ty và chính phủ trong việc thiết lập các chính sách quản trị của họ. Đây là nhiệm vụ phức tạp nhưng kết quả nghiên cứu cảnh báo rằng, biến động rủi ro thị trường có thể cao hơn trong giai đoạn hậu lạm phát thấp 2015 - 2017. Và phần kết luận của tác giả đã đề xuất một số chính sách và kế hoạch để đối phó với nó. Chẳng hạn, chính phủ và các cơ quan liên quan như Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần xem xét thực thì các chính sách phù hợp (bao gồm sự kết hợp của các chính sách tài khóa, tiền tệ, tỷ giá và kiểm soát giá) nhằm mục đích giảm biến động rủi ro và từ đó giúp hệ thống bán buôn và bán lẻ cũng như toàn bộ nền kinh tế trở nên ổn định hơn trong giai đoạn phát triển tiếp theo.