Gần đây, quá trình đô thị hóa trên lưu vực đã làm gia tăng dòng chảy nước mưa vào hệ thống thoát nước trong lưu vực sông Cầu Bây. Các giải pháp thoát nước bền vững LID (Low Impact Development) trên lưu vực có hiệu quả cao trong việc giảm lưu lượng đỉnh và kéo dài thời gian tập trung dòng chảy vào hệ thống thoát nước. Bài báo này tích hợp giải thuật sắp xếp không vượt trội (NSGAII) với mô hình quản lý nước mưa (SWMM) để tìm phương án lựa chọn và bố trí tối ưu các công trình thoát nước bền vững LID trong lưu vực sông Cầu Bây. Các phương án tối ưu đạt hiệu quả giảm dòng chảy đỉnh là cao nhất và chi phí đầu tư các công trình LID là nhỏ nhất. Tập hợp các phương án tối ưu hình thành nên đường cong hiệu quả - chi phí. Mỗi điểm trên đường cong hiệu quả - chi phí tương ứng với một tổ hợp công trình gồm ô chứa sinh học, lát vật liệu thấm, hộp trồng cây, ô trồng cây cho dòng chảy qua. Ba phương án giảm dòng chảy đỉnh 10%, 24% à 46% cho thấy có sự khác biệt lớn về số lượng của mỗi loại công trình LID hộp trồng cây có số lượng chiếm tỉ lệ từ 73.3% đến 77.4% trong khi số lượng công trình lát vật liệu thấm chỉ chiếm tỉ lệ chỉ 1%. Ngược lại, tỉ lệ về diện tích của mỗi loại công trình lại không có sự khác biệt lớn. , Tóm tắt tiếng anh, Recently, increased impervious areas due to urbanization have induced increased surface runoffsentering into the drainage system in Cau Bay river basin. Sustainable drainage solutions - LID (LowImpact Development) on subcatchments have high efficiency on both reducing flow peak andlengthening concentration time. This paper aims to couple non sorted genertic algorithm (NSGAII) withStorm Water Management Model (SWMM) to find optimal LID selection and placement in Cau Bayriver basin. The optimal LID soultions ensuring both maximum peak flow reduction and minimumimplementation cost were plotted together as a benefit - cost curve. An optimal LID solution combinedthe number of bioretentions, permeable pavement, tree well and flow through plant tree planters. Threeoptimal solutions with peak flow reduction of 10%, 24% and 46% indicated that there was significantvariation in the number of each LID type namely, percentage of tree well was in the range from 73.3%to 77.4% while permeable pavement contributed only 1%. In constrast, there was small differenceamong area percentages of each LID type.