Người cao tuổi (NCT) có vị trí và vai trò quan trọng trong việc giáo dục, gìn giữ và truyền thụ những giá trị đạo đức, truyền thống văn hóa cho các thành viên gia đình. Bên cạnh đó, họ cũng thể hiện vai trò trong các hoạt động cộng đồng, hướng tới giữ gìn các giá trị văn hóa chung, giáo dục thế hệ trẻ. Bài viết là kết quả phân tích số liệu khảo sát về vai trò của NCT trong xã hội đang biến đổi tại 2 địa bàn của tỉnh Ninh Bình vào đầu năm 2020. Tác giả cho rằng, những yếu tố nhân khẩu, truyền thống hay những yếu tố hiện đại của các nhóm NCT khác nhau, có ảnh hưởng đến mức độ tham gia, hoạt động cộng đồng khác nhau của NCT. Chẳng hạn, theo các đặc điểm nhân khẩu học, tuổi càng cao, sức khỏe càng giảm, NCT ít tham gia dạy bảo con cháu hơn. NCT sống chung với con cháu tham gia các hoạt động giáo dục, dạy bảo nhiều hơn. Theo các đặc điểm hiện đại hóa, NCT cư trú ở đô thị quan tâm đến giáo dục và dạy dỗ con cháu thường xuyên hơn. Tuy nhiên, với việc tham gia các hoạt động văn hóa, giáo dục cộng đồng, yếu tố học vấn hay đặc điểm hôn nhân lại ít ảnh hưởng., Tóm tắt tiếng anh, Elder people have an important role in the education, preservation and impart of ethical values and cultural traditions to family members. Furthermore, they also play a key role in community activities for the preseration and education of cultural values for younger generations. The article is the result of a data analysis on the role of the elderly in the changing society in the two areas of Ninh Binh province in early 2020. Demographic predictors, traditional andmodern variables have different impacts on the level of the elderly's participation in community activities. For instance, those who are at the very old age and with a declining health are likely to participate in teaching their children less. Meanwhile, those who are living with their children and grandchildren seem to participate in educational activities more. In term of modernization characteristics, the elder who live in the urban areas pay more attention to education and teaching activities for their children/grandchilden. However, factors such as educational attainment and marriage status seem not to have any impact on the elderly's participation in cultural and educational activities in the community