Hiệu quả dự phòng bệnh nha chu ở học sinh 12 tuổi tại tỉnh Tiền Giang

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Lê Hoàng Hạnh, Lê Thành Tài, Tạ Văn Trầm, Trần Thị Phương Đan

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 617.6 Dentistry

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2021

Mô tả vật lý: 243-247

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 418923

 Gánh nặng do bệnh răng miệng gây ra trong cộng đồng là không nhỏ. Nên phải quan tâm đến dự phòng bệnh răng miệng, trong đó có bệnh nha chu, dự phòng ngay từ lứa tuổi trẻ em. Mục tiêu đánh giá hiệu quả dự phòng bệnh nha chu ở học sinh 12 tuổi tại tỉnh Tiền Giang. Phương pháp nghiên cứu can thiệp có đối chứng, 1.259 học sinh không sâu răng được chia thành 3 nhóm, can thiệp giáo dục sức khỏe răng miệng, súc miệng nước Colgate® Plax trong 18 tháng và đánh giá kết quả sau 30 tháng. Kết quả sau can thiệp, tỷ lệ học sinh mắc bệnh nha chu cao nhất ở nhóm chứng (74,4%), giảm dần ở nhóm can thiệp 1 (47,8%) và thấp nhất ở nhóm can thiệp 2 (41,8%)
  hiệu quả can thiệp giữa nhóm can thiệp 1 và 2 so nhóm chứng tăng lần lượt là 29,4% và 38,4%. Hiệu quả can thiệp giữa nhóm can thiệp 1 và 2 so với nhóm chứng về trung bình nhu cầu điều trị nha chu cộng đồng (CPITN) tăng lần lượt là 9,5% và 93,4%
  mảng bám răng (DIS) tăng 544,6% và 559,9%
  vôi răng (CIS) giảm 41,6% và tăng 41,7%
  vệ sinh răng miệng (OHIS) tăng 92,8% và 119,4%. Kết luận giáo dục sức khỏe răng miệng kết hợp nước súc miệng mang lại hiệu quả dự phòng bệnh nha chu cao hơn giáo dục sức khỏe đơn thuần.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH