Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau lên sự thành thục của cá dày (Channa lucius, cuvier, 1831) được nuôi trong ao

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Tiền Hải Lý

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học (Đại học Trà Vinh), 2022

Mô tả vật lý: 85-91

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 418938

 Nghiên cứu này được thực hiện để tìm ra một loại thức ăn thích hợp cho sự trưởng thành của cá dày (Channa lucicus) nuôi trong các hệ thống ao. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với hai nghiệm thức khác nhau, tương ứng là cá tạp (nghiệm thức 1) và thức ăn viên công nghiệp (nghiệm thức 2). Mỗi nghiệm thức được lặp lại ba lần. Khối lượng con cái được chọn cho thí nghiệm là khoảng 102 ± 3,12 g. Các yếu tố môi trường được kiểm soát trong phạm vi thích hợp cho sự phát triển và trưởng thành của cá trong thí nghiệm. Sau 120 ngày nuôi, giá trị cuối cùng của chỉ số thành thục (GSI) của cá trong nghiệm thức 1 và nghiệm thức 2 lần lượt là 3,61 ± 1,1 và 3,54 ± 1,8%. Hệ số điều kiện (CF) của cá trong nghiệm thức 1 và nghiệm thức 2 lần lượt là 0,0093 ± 0,0013
  0,0095 ± 0,0008. Sức sinh sản tuyệt đối của cá trong nghiệm thức 1 là 41.951 ± 7.820 trứng/kg, trong khi giá trị này trong nghiệm thức 2 là 42.106 ± 7.201 trứng/kg. Sức sinh sản tương đối của cá trong nghiệm thức 1 và nghiệm thức 2 lần lượt là 5.762 ± 1.580 và 4.296 ± 737 trứng/cá và tỉ lệ thành thục của cá trong nghiệm thức 1 và nghiệm thức 2 lần lượt là 75,0 ± 0,38%, 72,7 ± 0,28%. Các chỉ số trên khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p >
  0,05). Kết quả thu được từ nghiên cứu này chỉ ra rằng cả hai nghiệm thức đều tốt như nhau đối với đặc điểm trưởng thành của cá dày (Channa lucius)., Tóm tắt tiếng anh, This study aims to find a suitable feed for the maturation of snakehead (Channa lucius) cultured in pond systems. The experiment was designed randomly in two different treatments, trash fish (treatment 1) and pellet feed (treatment 2), respectively. Each treatment was repeated three times. The weight of females selected for the experiment was about 102 ± 3,12g. Environmental factors were controlled in an appropriate range for fish growth and mature during the experiment. After 120 days of rearing, the final values of gonad somatic index of fish in treatment 1 and treatment 2 were respectively 3.61 ± 1.1 and 3.54 ± 1.8%. Condition factors of fish in treatment 1 and treatment 2 were 0.0093 ± 0.0013
  0.0095 ± 0.0008, respectively. Absolute fecundity of the fish in treatment 1 was 41,951 ± 7,820 eggs/kg, whereas this value in treatment 2 was 42,106 ± 7,201 eggs/kg. Relative fecundity of the fish in treatment 1 and treatment 2 were 5,762 ± 1,580 and 4,296 ± 737 eggs/fish, respectively. There was no significant difference (p>
 0.05) in the maturity rate of fish in treatment 1 and treatment 2, which were 75.0 ± 0.38% and 72.7 ± 0.28%, respectively. The results gained from this study indicated that both treatments (treatment 1 and treatment 2) were equally good for fish maturational characteristics of snakehead (Channa lucius).
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH