Ảnh hưởng của thời gian chịu hạn lên khả năng sinh trưởng, năng suất và thành phần hóa học của cỏ sả (Panicum maximum) được trồng trong nhà lưới

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Lưu Thái Danh, Nguyễn Thiết, Võ Công Thành

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 630 Agriculture and related technologies

Thông tin xuất bản: Khoa học kỹ thuật chăn nuôi, 2019

Mô tả vật lý: 84 - 89

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 419044

 Nghiên cứu nhằm đánh giá khả năng chịu hạn của cỏ Sả lên sự sinh trưởng, năng suất và thành phần hóa học sau khi tiến hành các khoảng thời gian xử lý hạn nhân tạo khác nhau. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm thúc (NT) và 8 lần lặp lại tương ứng với 8 chậu. Các NT là NT đổi chứng (SO)
  NT cò không được tưới nước trong 5 ngày (S5), 10 ngày (S10) và 15 ngày (S15). Có đưoc trồng bằng hom sau 30 ngày sẽ tiến hành xử lý hạn và thu hoạch ở 60 ngày sau khi trồng. Những chi tiêu gồm số chổi, chiều cao cây, diện tích lá, khối lượng và dài rễ, năng suất và thành phần hóa học. Kết quả thí nghiệm cho thấy số chối, diện tích lá, khối lượng rễ ở NT chịu hạn thấp hơn so với NTĐC (P<
 0,05). Tương tự chiều cao cây ở NT chịu hạn thấp hơn so với NTĐC, đặc biệt là từ ngày 45 đến 55 của thí nghiệm. Ngược lại khi kéo dài thời gian chịu hạn thì chiều dài rễ của cỏ tăng dần, đặc biệt giữa NT S0 và NT S15. Năng suất xanh, năng suất khô của cỏ cũng giảm dần khi kéo dài thời gian chịu hạn, đặc biệt giữa NT S0, S5 và NT S10, S15. Hàm lượng CP và nitrate tăng khi kéo dài thời gian chịu hạn, trong khi đó hàm lượng vật chất khô giảm dần (P<
 0,05). Ngược lại, hàm lượng ADF, NDF khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các NT. Khả năng sinh trưởng, năng suất của cỏ Sả không bị ảnh hưởng trong thời gian hạn 5 ngày nhưng giảm sự sinh trưởng và năng suất khi thời gian xử lý hạn từ 10 hoặc 15 ngày.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH