Vai trò của giáo dục trong quá trình chuyển tiếp từ trường học sang việc làm của thanh niên Việt Nam

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Thu Vân Trần

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 370.1 Philosophy and theory, education for specific objectives, educational psychology

Thông tin xuất bản: Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á, 2022

Mô tả vật lý: 21-42

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 419127

Sự thành công trong quá trình chuyển tiếp từ trường học sang việc làm đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người vì nó đem lại sự độc lập tài chính, các mối quan hệ xã hội và lòng tự trọng. Tuy nhiên, chủ đề này chưa được quan tâm ở Việt Nam. Nghiên cứu này tìm hiểu vai trò giáo dục trong quá trình chuyển tiếp từ trường học sang việc làm của thanh niên Việt Nam từ 15 đến 29 tuổi, sử dụng dữ liệu của Tổ chức Lao động Thế giới (2015). Nghiên cứu này sử dụng biểu đồ Kaplan-Meier và mô hình sinh tồn (survival model) với hàm phân phối mũ để kiểm tra mối quan hệ giữa trình độ học vấn và tỷ lệ chuyển tiếp từ trường học sang công việc được trả lương đầu tiên. Sau đó, mô hình Logit đa thức được dùng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến xác suất lựa chọn một loại công việc nhất định, dữ liệu bao gồm những người đã có công việc được trả lương đầu tiên. Kết quả cho thấy người có trình độ học vấn cao có thời gian tìm được công việc được trả lương đầu tiên ngắn hơn và xác suất tìm được việc làm có hợp đồng lao động cao hơn. Lao động nữ tìm việc nhanh hơn nam và trình độ học vấn của cha mẹ không ảnh hưởng đến quá trình chuyển tiếp., Tóm tắt tiếng anh, The successful transition from school to employment marks a significant milestone in one's life, as participation in the workplace provides financial independence, social networks, and self-esteem. However, few empirical estimates have been conducted in Vietnam. This paper examines the relationship between educational attainment and the school-to-work transition of school-leavers from 15 to 29 years old in Vietnam using data is from School to Work Transition Surveys 2015. This paper employs the diagram of the Kaplan-Meier estimator and the survival function with the exponential proportional hazard model to examine the impacts of education on the transition to the first paid employment. Then, this paper investigates the driving factors of the probability choosing occupation using a multinomial logit model is used for sub-data including those with the first paid job. The author found that person with high education results in faster entering the first paid employment and higher probability of entering the wage employment with a contract, female find job faster than male laborers, and family background, particularly parental education, does not affect the school to work transition process.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH