Phát triển hồ tiêu ở Việt Nam có ý nghĩa chiến lược quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. Trong giai đoạn 2016 - 2020, sản lượng xuất khẩu hồ tiêu gia tăng 21,4%/năm nhưng giá xuất khẩu bình quân liên tục giảm mạnh, khiến kim ngạch xuất khẩu giảm 17,5%/năm. Song hồ tiêu Việt Nam vẫn luôn giữ được vị thế số 1 thế giới về sản xuất và khấu khẩu. Hồ tiêu Việt Nam đã xuất khẩu đến khoảng 105 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó Mỹ luôn là thị trường lớn nhất của Việt Nam. Từ phân tích thực trạng, bài báo đã đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân hạn chế trong xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam. Bên cạnh những thành tựu đạt được, để khắc phục có hiệu quả những tồn tại và yếu kém trong xuất khẩu, giúp ngành hồ tiêu Việt Nam phát triển ổn định và bền vững, giữ vững vị thế số 1 trên thị trường thế giới, đòi hỏi ngành hồ tiêu cần thực hiện tốt các giải pháp từ phát triển sản xuất, đầu tư chế biến, đào tạo nhân lực và nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật đến phát triển thị trường., Tóm tắt tiếng anh, Pepper production in Vietnam plays an important role in socio-economic development and environmental protection of the country. In the period of 2016 - 2020, pepper export volume increased by 21.4%/year, but the average export price has been decreased sharply, leading to the decrease of export turnover upto 17.5%/year. However, Vietnam's pepper has always maintained its first position in the world in terms of production and export. Vietnam's pepper has been exported to about 105 countries and territories, of which the US is always Vietnam's largest market. Based on the current assessment, the study analyzed the strengths, weaknesses and limited causes in Vietnam's pepper exports in order to help Vietnam's pepper industry develop stably and sustainably, maintain its highest position in the international market. This study suggests that the pepper production in Vietnam should implement the following key solutions such as production development
investment in processing
capacity building for human resources
improvement of science and technology
and finally market development.