Việc nghiên cứu sinh khối, các bon vẫn là một thử thách, đặc biệt là đối với những khu rừng đặc thù, khó tiếp cận trong đó có các khu rừng ngập mặn. Nghiên cứu này đã cung cấp được cơ sở dữ liệu và mô hình ước tính sinh khối, tích lũy các bon của rừng ngập mận dựa trên ảnh viễn thám SPOT 5 phục vụ công tác quản lý, phục hồi, duy trì và phát triển hệ sinh thài rừng ngập mặn. Với hai mục tiêu cụ thể là xây dựng được mô hình ước tính sinh khối rừng ngập mặn dựa trên dữ liệu thực địa và dữ liệu viễn thám (ảnh SPOT 5)
thành lập được bản đồ sinh khối, bản đồ tích luỹ các bon của rừng ngập mặn tại khu vực nghiên cứu. Nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp điều tra thực địa
giải đoán, phân tích lớp phủ dựa trên chỉ số NDVI
phân tích thống kê và kiểm định độ chính xác mô hình. Từ đó, đã xây dựng được mô hình ước tính sinh khối rừng có dạng có dạng ln(TAGB) = exp(2,00613 - 0,0794042/NDVI3 vói hệ số xác định (R2 = 0,85), SSR = 0,03, SEE = 0,03 và MAE = 0,02. Và thành lập được bản đồ sinh khối rừng ngập mặn tại khu vực tinh Cà Mau được phân cấp thành 4 cấp sinh khối rất thấp (10 - 50 tấn/ha), sinh khối thấp (51 - 100 tấn/ha), sinh khối trung binh (101 - 250 tấn/ha) và sinh khối cao (251 - 600 tấn/ha).