Sử dụng bột rong bún (Enteromorpha intestinalis) lên men có bổ sung khoáng để nuôi sinh khối Artemia

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Ngô Thị Thu Thảo

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 639 Hunting, fishing, conservation, related technologies

Thông tin xuất bản: Khoa học (Cần Thơ), 2020

Mô tả vật lý: 138-145

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 419268

Nghiên cứu nhằm đánh giá khả năng sử dụng bột rong bún (Enteromorpha intestinalis) lên men có bổ sung khoáng làm thức ăn cho việc nuôi sinh khối Artemia. Thí nghiệm 1 được thực hiện nhằm xác định liều lượng khoáng phù hợp bổ sung vào bột rong lên men làm thức ăn. Các hàm lượng khoáng được bổ sung là 0, 1, 3 và 5 g/kg bột rong trong quá trình lên men, mỗi hàm lượng có 3 lần lặp lại và được sử dụng để nuôi Artemia trong 14 ngày. Kết quả cho thấy hàm lượng khoáng bổ sung ở mức 3,0 g/kg đã có ảnh hưởng tốt nhất đến chiều dài và tỷ lệ sống của Artemia. Trong thí nghiệm 2, Artemia được nuôi trong 21 ngày với 4 loại thức ăn tương ứng với tỉ lệ thay thế của bột rong bún lên men bổ sung khoáng 3 g/kg (BR3) lần lượt là 0%, 25%, 50% và 100% trong khẩu phần thức ăn tôm công nghiệp dạng bột (TA), mỗi loại thức ăn được lặp lại 3 lần. Kết quả cho thấy tỷ lệ sống và sinh khối Artemia cao nhất khi cho ăn 100% TA (85,67±1,61% và 3,34±0,28 g sinh khối) tương đương với tỷ lệ thay thế 25% BR3 (trong khi đó thấp nhất khi cho ăn 100% bột rong lên men (56,33±1,53% và 1,21±0,17 g sinh khối). Chiều dài Artemia đạt cao nhất ở nghiệm thức thay thế 25% bột rong bún (7,60±0,84 mm) vào ngày nuôi thứ 14. Tỉ lệ sống, tăng trưởng, sức sinh sản trong suốt quá trình thí nghiệm luôn cao nhất ở nghiệm thức cho ăn 100% TA và cho ăn kết hợp 75% TA+25% BR3., Tóm tắt tiếng anh, This study is aimed to assess the useability of fermented green seaweed Enteromorpha intestinalis (FGS) with minerals supplementation as feed to culture Artemia biomass. The first experiment was conducted to determine the suitable mineral concentration to add into FGS for Artemia culture. Different concentrations of mineral (0, 1, 3 and 5 g) were added to 1 kg of FGS with 3 replications per each and used to culture Artemia in 14 days. The findings showed that Artemia fed on FGS adding mineral at 3.0 g/kg obtained the highest length and survival rate. In the second experiment, Artemia was cultured in 21 days with 4 feeding treatments corresponding to the replacement rate of FGS at 0%, 25%, 50% and 100% of the industrial diet (ID), each treatment was repeated 3 times. The results showed that survival and Artemia biomass was highest in the 100% ID (85.67 ± 1.61% and 3.34 ± 0.28g). Artemia length was highest in 25% FGS replacement (7.60 ± 0.84mm) on day 14 of culture period. The fecundity of Artemia was highest in the 100% ID (84.43 ± 6.98 eggs/female) and lowest in the 100% FGS treatment (41.07 ± 6.73 eggs/female). The survival, growth and fecundity of Artemia during the experiment was always highest in 100% ID and 25% FGS replacement. The results showed the ability to replace fermented seaweed powder as food for Artemia franciscana with 25% replacement rate.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH