Ảnh hưởng của phương thức nuôi đến khả năng sinh trưởng và sinh sản của vịt hòa lan

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Hoàng Tuấn Thành, Nguyễn Thị Hiệp, Nguyễn Thị Lan Anh, Nguyễn Thị Thủy Tiên

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học kỹ thuật chăn nuôi, 2021

Mô tả vật lý: 35-41

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 419341

 Nghiên cứu ảnh hưởng của phương thức nuôi đến khả năng sinh trưởng và sinh sản của vịt Hòa Lan đã được khảo sát đánh giá trong 2 năm 2018-2019 trong điều kiện chăn nuôi nông hộ tại Tiền Giang. Kết quả cho thấy phương thức nuôi nhốt có tỷ lệ nuôi sống của vịt trống (95,6%) vàvịt mái (97,1%), cao hơn so phương thức nuôi chăn thả có kiểm soát, mặc dù sự chênh lệch là chưa đáng kể. Khối lượng cơ thể ở 12 và 20 tuần tuổi tương ứng ở vịt trống, vịt mái lần lượt là 1.517,7
  1.450,8
  1.717,2 và 1.613,5 g/con đối với nuôi nhốt, cao hơn so với nuôi bán chăn thả, đạt tương ứng 1.432,7
  1.392,7
  1.641,0 và 1.560,5 g/con (p<
 0,05). Trong khi khối lượng cơ thể cao hơn, lượng thức ăn tiêu thụ ở cả vịt trống và vịt mái khi nuôi nhốt giai đoạn 9-20 tuần tuổi lại thấp hơn đáng kể so với phương thức còn lại. Xét yếu tố sinh sản, tỷ lệ đẻ trung bình/52 tuần đẻ đạt 59,77% tương ứng với năng suất trứng 218,36 quả/mái, cao hơn so với nuôi chăn thả có kiểm soát chỉ đạt 56,83% và 207,85 quả/mái (P<
 0,05). Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng trong nuôi nhốt là 3,36kg thấp hơn so với nuôi chăn thả có kiểm soát (P<
 0,05). Các chỉ tiêu khác bao gồm khối lượng trứng, tỷ lệ trứng có phôi, tỷ lệ ấp nở/trứng có phôi và tỷ lệ ấp nở/trứng ấp đạt tương ứng 73,3g
  94,5%
  84,8% và 80,1% đều cao hơn so với nuôi chăn thả có kiểm soát với mức tương ứng là 72,7g
  94,6%
  85,1% và 80,4% nhưng không có ý nghĩa về mặt thống kê. So sánh về hiệu quả kinh tế, phương thức nuôi nhốt sẽ cho mức lợi nhuận cao hơn nuôi chăn thả có kiểm soát là 14,1%., Tóm tắt tiếng anh, The study was conducted to evaluate the effect of farming methods on growth and reproduction performances of Hoa Lan duck breed. The research was surveyed and evaluated for 2 years from 2018-2019 in the farming conditions of farmers in Tien Giang province. The results showed that ducks were raised under the confined raising method had the survival rates of male ducks (95.6%) and female ducks (97.1%), higher than that of the semi-confined method, although the difference was not significant. Body weight at 12 and 20 weeks of age of male and female ducks were 1,517.7, 1,450.8, 1,717.2 and 1,613.5 g/head, respectively, in the confined raising method. This keeping method showed higher results in body weight of male and female ducks compare to the semi-confined method with the body weight at the same period reached 1,432.7, 1,392.7, 1,641.0 and 1,560.5 g/head, respectively (P<
 0.05). Although, ducks raised in confined method have a higher body weight than semi-confined method, feed consumption in both males and females in confined method at 9-20 weeks of age significantly lower than the other method.Considering fertility factors, laying rate reached 59.77% and egg yield/52 weeks of laying reached 218.36 eggs/hen in confined raising method, higher than that in semi-confined raising method, reached 56.83% and 207.85 eggs/hen (P<
 0.05). Feed consumption/10 eggs factor in confined raising method was 3.36kg, lower than that in semi-confined raising method (P<
 0.05). Other criteria include egg weight, the rate of fertilized eggs, hatching rate/fertilized egg and hatching rate/total eggs input, respectively, reached 73.3g, 94.5%, 84.8% and 80.1% which were all higher than semi-controlled raising method with 72.7g, 94.6%, 85.1% and 80.4%, but not statistically significant. In terms of economic efficiency, keeping ducks under the confined method will give a higher profit than semi-confined method of 14.1%.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH