Tỷ lệ và đặc điểm loạn sản phế quản phổi ở trẻ sinh dưới 32 tuần tại Khoa Hồi sức sơ sinh Bệnh viện Nhi Đồng 2

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Mai Tấn Liên Bang, Phạm Diệp Thùy Dương, Vũ Đình Phương Ân

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 2022

Mô tả vật lý: 146-150

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 419363

 Loạn sản phế quản phổi (LSPQP) là bệnh lý phổi mạn tính ở trẻ sinh non với biến chứng và tử vong cao. Nghiên cứu mô tả tỷ lệ và các đặc điểm dịch tễ, tiền căn sản khoa, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị ở trẻ sinh <
 32 tuần mắc LSPQP. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên trẻ nhập khoa Hồi sức Sơ sinh bệnh viện Nhi đồng 2 từ 05/2020 đến 12/2020, sinh <
 32 tuần và sống sót đến 36 tuần tuổi sau kinh chót (SKC). Kết quả Có 84 trẻ được thu nhận
  tỉ lệ mắc LSPQP chung 28,6% (<
 28 tuần 36,4%
  28 tuần - <
 32 tuần 25,8%)
  LSPQP nhẹ 12,5%
  trung bình 29,2%
  nặng 58,3%. Trẻ LSPQP có tuổi thai trung bình 27,8 ± 1,6 tuần
  cân nặng lúc sinh (CNLS) trung bình 1068,3 ± 259,4g
  tỉ lệ thiếu máu cần truyền tương đương với nhiễm trùng huyết 95,8%
  tỉ lệ cần bơm surfactant là 70,8%
  hình ảnh X quang 100% có cả bệnh màng trong và viêm phổi
  83,3% có LSPQP. Siêu âm tim 75% tồn tại ống động mạch (OĐM)
  50% cao áp phổi. Kết luận Tỷ lệ LSPQP chung ở trẻ sinh <
 32 tuần tuổi thai là 28,6%, tỷ lệ này ở nhóm <
 28 tuần cao hơn so với nhóm còn lại. Hơn 50% trường hợp LSPQP ở mức độ nặng. Tuyệt đại đa số các trường hợp đều từng mắc cả viêm phổi và nhiễm trùng huyết.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH