Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến ổn định bờ sông: trường hợp nghiên cứu tại sông Cái Lân, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thuận Thành Đinh, Hải Trí Lê, Hữu Thịnh Lê, Thị Cẩm Linh Lê, Văn Tỷ Trần

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 627 Hydraulic engineering

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2021

Mô tả vật lý: 25-34

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 419380

 Đánh giá ảnh hưởng của yếu tố tác động đến ổn định bờ sông Cái Lân, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Các yếu tố thủy văn được xác định bằng phương pháp đo đạc và khảo sát thực, bao gồm đo mặt cắt sông, vận tốc, sóng và mực nước (sông và ngầm)
  yếu tố địa chất gồm phân tích địa chất và cấp phối bùn đáy sông phân bố dọc tuyến nghiên cứu tương ứng với vận tốc được nội suy cho từng mặt cắt. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tại vị trí đoạn sông cong, đáy sông có khuynh hướng đi vào bờ và vận tốc dòng chảy có biểu đồ phân bố lệch tâm, với vận tốc lớn nhất gần bờ. Ngoài ra, cấu tạo địa chất tại khu vực nghiên cứu có thành phần chính là lớp đất sét yếu, với lớp đất thứ nhất ở trạng thái dẻo mềm và nằm trong giới hạn dao động mực nước
  do đó dưới tác động của dao động mực nước do triều và sóng do tàu, cùng với dòng chảy lệch tâm tạo ra các hàm ếch dẫn đến mất ổn định bờ sông. Kết quả phân tích cấp phối cho thấy vận tốc dòng chảy nhỏ hơn vận tốc không xói cho phép tương ứng với cỡ hạt theo TCVN 4118-2012. Vì vậy lòng sông ít có khả năng bị bào mòn do vận chuyển bùn đáy. Tuy nhiên, cần có thêm khảo sát vận tốc theo hai phương để đánh giá chính xác khả năng vận chuyển bùn cát và do đó gây mất ổn định bờ sông. Trường hợp 4 (khi có tải trọng tác dụng lên bờ sông) có hệ số K,, thấp nhất trong tất cả các trường họp xem xét (K,, = 0,546 - 0,817). Vì vậy, có thể thấy rằng gia tải trên bờ sông là một trong những nguyên nhân chính gây mất ổn định sòng Cái Lân.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH