So với cách đây 5 năm, cụm từ công nghệ chuỗi khối (Blockchain) đã trở nên quen thuộc hơn rất nhiều, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư và phát triển ứng dụng công nghệ. Sự phát triển nhanh chóng của tiến bộ công nghệ cũng như mức độ tiếp cận các thiết bị thông minh của dân cư giúp cho các ứng dụng công nghệ tài chính trở nên phổ biến rộng rãi hơn. Trong đó, các nền tảng tài chính phi tập trung được thiết kế và phát triển hứa hẹn là một sự thay thế tiềm năng cho ứng dụng tài chính truyền thống như huy động, cho vay, sàn giao dịch và các công cụ tài chính phái sinh với những khác biệt căn bản trong cách vận hành hệ thống tài chính. Trên cơ sở so sánh cấu trúc tài chính tập trung truyền thống và cấu trúc tài chính phi tập trung cũng như giới thiệu các đặc điểm của các ứng dụng tài chính phi tập trung, cho thấy đặc điểm khác biệt so với cấu trúc tài chính tập trung truyền thống là tính ấn danh, phê duyệt ngang hàng, công khai và khả năng phát triển linh hoạt. Ngoài ra, tác giả đánh giá những lợi ích và rủi ro của các ứng dụng tài chính này đối với người dùng cũng như các nền tảng tài chính truyền thống. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số khuyến nghị chính sách đối với các Chính phủ và cơ quan quản lý., Tóm tắt tiếng anh, Blockchain and its applications have been increasingly familiar to market participants, investors, and developers in the last 5 years. Technology developments and increasing usage of smart devices create a booming environment for blockchain applications, including Decentralized Finance (DeFi) applications. DeFi applications are designed and developed from blockchain technology and decentralized protocols, having the potential to replace the traditional financial system and applications such as deposits, lending, exchange and derivatives. In this study, we provide detailed comparisons between traditional centralized finance and decentralized finance, which highlight the anonymity, transparency, universal access and interoperability and composable of DeFi protocols. Moreover, we examine popular DeFi applications in lending, exchange and derivatives, that are expectedly promote financial inclusion and improve social efficiency with the public, security, and anonymity in financial services. Consequently, we discuss the benefits, risks and challenges with which these DeFi applications pose to the authorities and provide some policy implications.