Ngộ độc cấp là một cấp cứu thường gặp ở khoa Hồi sức tích cực không chỉ ở nước ta mà còn ở các nước phát triển. Tỉ lệ ngộ độc gây tử vong ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình là cao hơn gấp 4 lần so với các quốc gia thu nhập cao. Với mục tiêu nghiên cứu nhằm khảo sát tỉ lệ, tìm hiểu nguyên nhân, đặc điểm lâm sàng và một số điều trị ngộ độc cấp Phương pháp nghiên cứu Tất cả các bệnh nhân nhập viện điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Trung Ương Huế từ 01/2019 đến 12/2019. Nghiên cứu mô tả cắt ngang với dữ liệu nghiên cứu là bảng câu hỏi thu thập thông tin từ bệnh án, hỏi bệnh nhân hoặc người thân. Kết quả Tỉ lệ ngộ độc cấp chiếm tỉ lệ không nhỏ (6,62%) so với các bệnh cấp cứu khác. Các ca ngộ độc cấp nhóm 26 - 35 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất chiếm 28,66%. Ngộ độc chiếm tỉ lệ cao hơn ở các đối tượng nam, độ tuổi 26 - 35, làm các nghề lao động chân tay, sống ở nông thôn. Ngộ độc do nọc độc chiếm tỉ lệ cao nhất 33,55%, trong đó rắn cắn chiếm 17,26% và ong đốt 15,96%. Phương pháp điều trị phổ biến nhất là súc rửa dạ dày và dùng than hoạt tính với tỉ lệ tương ứng 51,14% và 48,86%. Các phương pháp khác đang được áp dụng tại khoa là thở máy 6,51%, lọc máu 3,26%, antidote 4,89%. Tỉ lệ tử vong chỉ chiếm 1,62% tổng số ca ngộ độc nhập viện. Nhận thấy, ngộ độc Paraquat rất hiếm gặp nhưng lại có tỉ lệ tử vong cực kì cao, trong năm 2019, khoa Hồi sức tích cực ghi nhận 4 ca nhập viện, thì cả 4 ca đều tử vong, tỉ lệ 100%.