Bài viết dựa trên hai gợi ý cơ bản của phê bình nhân học văn học (Literary Anthropological criticism). Thứ nhất, lý thuyết phê bình này dựa trên những khảo chứng về văn hóa để hiểu sâu về cấu trúc bên trong tác phẩm văn học. Thứ hai, hướng đến khả năng tìm ra cách thức, dấu hiệu mà văn hóa tộc người, căn tính dân tộc tham gia vào quá trình hình thành bản sắc văn học của nhà văn, cùng tính chủ quan của kinh nghiệm ở văn bản - trong mối quan hệ với các hình thái ý thức xã hội khác. Từ điểm nhìn này, tác phẩm Người đẹp say ngủ của Kawabata được quan sát từ cấu tạo của các chủ đề huyền thoại hiện diện ở bề sâu văn bản. Những chủ đề huyền thoại này là các ký ức tập thể liên kết một cách tự do với kí ức cá nhân dẫn đến sự tạo thành mạng lưới biểu trưng dày đặc., Tóm tắt tiếng anh, This article works with literary works seen through the anthropological lens. At one level, cultural investigation helps to gain insights into the internal structures that inform literary works. At another level, exploring ethnic and national identities through such a lens helps to understand subjectivities that inform each writer's works. In this context, Kawabata's "Sleeping Beauty" opens up a dense network of symbols as the collective memory engages with individual memory with the mythical context of the tale.