Phát triển kinh tế biển đảo gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo tổ quốc trong giai đoạn hiện nay (Nghiên cứu trường hợp Ninh Thuận)

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Lê Thanh Bình, Nguyễn Khánh Linh

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 320 Political science (Politics and government)

Thông tin xuất bản: Tạp chí Công nghệ thông tin và truyền thông, 2022

Mô tả vật lý: 115-120

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 419614

 Việt Nam là quốc gia ven biển, có các vùng biển và quần đảo rộng lớn, chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú, kinh tế biển quốc gia có mối quan hệ mật thiết đối với đời sống của người dân, đồng thời đóng vai trò vô cùng quan trọng nhằm bảo vệ an ninh - quốc phòng của đất nước. Vì vậy, cần phải nâng cao nhận thức cũng như tăng cường phát triển kinh tế biển trong giai đoạn mới, hướng tới mục tiệu "trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển
  phát triển bền vững, thịnh vượng".1 Là một tỉnh có biển, nhận thức rõ tầm quan trọng của kinh tế biển, ngày 17/01/2022, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận ban hành Nghị quyết số 17-NQ/TU về phát triển kinh tế biển đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu phát triển bền vững kinh tế biển là động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.2 Quyết định này không chỉ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế biển, mà còn nâng cao nhận thức, ý thức người dân về bảo vệ, giữ gìn môi trường biển, xây dựng nếp sống văn minh. Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế biển của nước ta so với điều kiện, tiềm năng còn nhiều khó khăn và hạn chế. Bài viết nêu một số khái niệm chung về kinh tế biển, phân tích thực trạng chính sách phát triển kinh tế biển ở Ninh Thuận. Từ những kết quả cũng như hạn chế còn tồn tại, đề xuất một số giải pháp thúc đẩy phát triển và nhân rộng mô hình phát triển kinh tế biển ở các tỉnh và thành phố khác trên cả nước trong thời gian tới.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH