Loạn sản phế quản phổi (LSPQP) là bệnh lý phổi mạn tính ở trẻ non tháng với biến chứng và tử vong cao. Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố liên quan LSPQP ở trẻ sinh trước 32 tuần Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên những trẻ nhập khoa Hồi sức Sơ sinh bệnh viện (BV) Nhi đồng 2 từ 05 - 12/2020, sinh dưới 32 tuần và sống sót đến 36 tuần tuổi sau kinh chót (SKC). Kết quả Trong mhóm LSPQP, tuổi thai và cân nặng lúc sinh (CNLS) thấp hơn (27,8 ± 1,6 so với 28,9 ± 1,8 tuần
1068,3 ± 259,4 so với 1275,7 ± 326,7g)
tỉ lệ thiếu máu cần truyền (95,8% so với 33,3%), viêm phổi (100% so với 73,3%)
còn ống động mạch (OĐM) (75% so với 26,7%) và cao áp phổi (50% so với 8,3%) đều cao hơn
thở NCPAP ít hơn (58,3% so với 98,3%), thở máy xâm lấn nhiều hơn (91,7% so với 66,7%), thời gian thở NCPAP (nasal continuous positive airway pressure) ngắn hơn (5,5 (0
31,5) so với 18,5 (11
29,5) ngày)
thời gian thở máy xâm lấn (43,5 (22
56,5) so với 2,5 (0
6) ngày) và thời gian thở FiO2 >
21% (45,8 ± 11,2 so với 9,7 ± 8,6 ngày) đều dài hơn. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc LSPQP là thời gian thở FiO2 >
21% với OR 1,92
CI 95% 1,01-3,50. Kết luận Thời gian thở FiO2>
21% kéo dài là yếu tố nguy cơ tăng tỉ lệ LSPQP.