NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA KHOẢNG CÁCH XÃ HỘI TỚI CÁC CHIẾN LƯỢC ĐÁP LẠI LỜI KHEN TRONG TIẾNG ANH MỸ VÀ TIẾNG VIỆT

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Nguyễn Thị Thùy Linh

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, 2020

Mô tả vật lý:

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 419629

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích điều tra ảnh hưởng của khoảng cách xã hội đối với việc lựa chọn chiến lược đáp lại lời khen trong tiếng Anh Mỹ và tiếng Việt. Để làm được điều này, hai bộ dữ liệu đã được thu thập bằng công cụ Bảng câu hỏi điền khuyết (DCT) với 12 câu hỏi tình huống trong đó người khen là những người có địa vị cao hơn, bằng hoặc thấp hơn nghiệm thể. Phân tích thống kê cung cấp những kết quả thống kê mô tả liên quan tới các chiến lược đáp lại lời khen ở 2 cấp đô, vĩ mô và vi mô. Hay nói cách khác, những kết quả này thể hiện các chiến lược tiếp nhận lời khen bao gồm chấp nhận, sửa đổi, không chấp nhận, kết hợp và lảng tránh. Ngoài ra, số liệu thống kê suy luận còn chỉ ra rằng liệu có hay không một tiêu chuẩn chung trong việc lựa chọn các chiến lược đáp lại lời khen giống nhau giữa người Mỹ và người Việt. Cuối cùng, những kết quả thu được chỉ ra rằng có một ảnh hưởng nhất định giữa sự khác biệt trong khoảng cách xã hội và các cách thức đáp lại lời khen., Tóm tắt tiếng anh, The present study seeks to investigate the effect of the social status on the use of compliment response (CR) strategies in American English and Vietnamese. To this end, two sets of data were collected with the help of a discourse completion task (DCT) illustrating twelve situational settings in which compliments were produced by ones of higher, equal, and lower status with the informants. Statistical analysis provides descriptive statistics results in terms of CR strategies on macro- and micro-level, i.e. these findings demonstrate the CR strategies of acceptance, amendment, non-acceptance, combination, and opting out. Furthermore, inferential statistics have revealed if there is a global standard in the use of CRs between American and Vietnamese native speakers. Finally, the results suggested a significant effect for the treated intervening social variable of status in determining the type of CRs.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH