Mô tả diễn biến lâm sàng và kết quả chăm sóc trẻ sơ sinh suy hô hấp điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi Sóc Trăng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả được thực hiện trên 226 bệnh nhi sơ sinh (0 - 28 ngày tuổi) có suy hô hấp điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc (HSTC & CĐ) Nhi trong khoảng thời gian từ tháng 10/2020 đến tháng 3/2021. Kết quả Trong 226 trẻ sơ sinh suy hô hấp được nghiên cứu cho thấy, nam cao hơn nữ (63,3% vs 36,7%), diễn tiến lâm sàng thường gặp là triệu chứng rút lõm lồng ngực chiếm tỷ lệ 83,6% và giảm vào ngày 3 và ngày ra viện. Tỷ lệ trẻ sơ sinh suy hô hấp được điều dưỡng thực hiện các chăm sóc cơ bản nhằm đảm bảo các yếu tố dinh dưỡng như qua sonde 49 trẻ (21,7%) và đường truyền tĩnh mạch 111 trẻ (49,1%) tự bú 66 (29,2%) và tỷ lệ tự bú được tăng dần ở các ngày 3 và ngày ra viện hoặc chuyển khoa. Chăm sóc trẻ thở CPAP, thở máy đạt kết quả khá tốt như thông thoáng đường thở, tư thế thích hợp, cố định đúng cách, thay đổi tư thế, đảm bảo nguồn oxy (đạt >
90%). Kết quả chăm sóc chung đạt kết quả tốt chiếm tỷ lệ 92%. Kết luận Công tác chăm sóc điều dưỡng trẻ sơ sinh bị suy hô hấp đạt kết quả khá tốt nhất là chăm sóc hô hấp và dinh dưỡng, đã góp phần thành công cho công tác điều trị. Do vậy, cần tiếp tục duy trì và cải thiện chất lượng chăm sóc ngày một tốt hơn., Tóm tắt tiếng anh, To describe the clinical developments and outcomes of neonatal care with respiratory failure treated at Soc Trang Obstetrics and Pediatrics Hospital. Methodology A descriptive study was carried out on 226 neonatal patients (0 - 28 days old) with respiratory failure treated at the ICU and Intoxication Control during the period from October 2020 to May 2021. Results In 226 infants with respiratory failure studied, it was found that males were higher than females (63.3% vs 36.7%), the common clinical progression was thoracic indrawing, accounting for 83.6% and decreased on day 3 and day of discharge. Percentage of infants with respiratory failure receiving basic care by nurses to ensure nutritional factors such as through catheter 49 children (21.7%) and intravenous line 111 children (49.1%) and self-fed 66 (29.2%). The rate of self feeding was gradually increased at day 3 and the day of of discharge or transfer. Taking care of children on CPAP or ventilator such as opening the airway, proper posture, correct immobilization, changing position, ensuring oxygen source achieved good results (>
90%). Overall care results attained good level accounting for 92%. Conclusion Nursing care of neonates with respiratory failure attained good results especially in terms of respiration and nutrition care that contributing to the success of treatment. It is necessary to continue maintaining and improving quality of nursing care.