Nghiên cứu hoạt tính chống oxy hóa của acid caffeic và acid ferulic bằng phương pháp DFT

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Đào Duy Quang, Nguyễn Thị Lê Anh, Trần Hoàng Diệu Thảo

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học và Công nghệ (Đại học Duy Tân), 2020

Mô tả vật lý: 58-65

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 419835

Hoạt tính chống oxy hóa của hợp chất 3,4-dihydroxy-cinnamic acid (caffeic acid) và 3-methoxy-4-hydroxycinnamic acid (ferulic acid) được nghiên cứu bằng phương pháp lý thuyết phiếm hàm mật độ (DFT). Ba cơ chế chống oxy hóa chính được nghiên cứu bao gồm cơ chế chuyển nguyên tử hydro (HAT), chuyển đơn điện tử (SET) và chuyển proton (PT). Các thông số nhiệt động học đặc trưng cho cả hai hợp chất như năng lượng phân ly liên kết (BDE), năng lượng ion hóa (IP), ái lực điện tử (EA) và ái lực proton (PA) đã được tính toán trong pha khí, nước và pentyl ethanoate (PEA) ở mức lý thuyết M05-2X/6-311+G(d, p). Kết quả cho thấy giá trị BDE thấp nhất tại vị trí O1-H của acid caffeic trong pha khí là 81.2 kcal/mol. Acid caffeic có khả năng chống oxy hóa tốt hơn acid ferulic trong pha khí và trong PEA nhưng lại thấp hơn trong nước. Dung môi ít ảnh hưởng đến BDE, tuy nhiên có tác động mạnh đến giá trị PA. Ví dụ, các giá trị PA trong nước của cả hai hợp chất giảm khoảng 10-13 lần so với pha khí, với giá trị thấp nhất khoảng 26,1-26,8 kcal/mol ở vị trí O3-H. Acid ferulic tỏ ra là chất chống oxy hóa tốt hơn acid caffeic theo cơ chế SET, với giá trị IE thấp nhất tính trong nước là 135,3 kcal/mol và EA cao nhất được tính trong pha khí là -19,1 kcal/mol.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH