Trình bày kết quả về tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm hùm cỡ giống nuôi ở chế độ cho ăn mật độ khác nhau trong hệ thống bể tái sử dụng nước. Ba ché độ cho ăn được thử nghiệm bao gồm cho ăn cá tươi 2 lần/ ngày (2F)
thức ăn viên 2 lần/ngày (2P) và thức ăn viên 4 lần/ngày (4P). Mỗi nghiệm thức lặp lại 4 lần. Ở mỗi nghiệm thức, tôm hùm được nuôi trong bể 4 m² ở mật độ 25 con/m². Sau 2 tháng nuôi, vật chất khô của thức ăn (DM), tỉ lệ sống và tỷ lệ tăng trưởng đặc trưng (SGR) của tôm hùm ở nghiệm thức 2F và 4P lớn hơn nhiều so với nghiệm thức 2P (p<
0,01). Không có sự khác nhau có ý nghĩa về các chỉ số này ở nghiệm thức 2F và 4P (p>
0,05). Sau 4 tháng nuôi, sự sai khác có ý nghĩa về DM (P<
0,05) và SRG (p<
0,05) nhưng không có sự sai khác về tỷ lệ sống giữa hai nghiệm thức 2F và 4P (p>
0,05). Thức ăn tôm ăn vào giảm và tập tính tôm ăn thịt đồng loại có thể làm cho tỷ lệ sống của tôm hùm thấp hơn ở nghiệm thức 2P. Có ba mật độ nuôi tôm được thử nghiệm gồm 20 con/m² (D20), 30 con/m² (D30), 40 con/m² (D40). Mỗi nghiệm thức lặp lại 4 lần. Đối với mỗi nghiệm thức, tôm hùm được nuôi trong bể 4m² và cho ăn thức ăn viên 4 lần/ngày. Sau 4 tháng nuôi, tỷ lệ sống của tôm hùm nuôi ở D40 (81,72 ±2,25%) thấp hơn có ý nghĩa so với D20 (86,25±2,70%) và D30 (86,04±2,49%) (p<
0,05). Không có sự khác nhau về tỷ lệ sống giữa 2 nghiệm thức D20 và D30 hoặc về SGR giữa các mật độ nuôi khác nhau (p>
0,05). Kết quả cho thấy đối với tôm hùm bông cỡ giống 2-3 g/con, tăng số lần cho ăn thức ăn viên hàng ngày từ 2 lên 4 lần đã cải thiện lượng thức ăn tôm ăn vào qua đó nâng cao tăng trưởng và tỷ lệ sống của Panulirus ornatus trong khi đó tăng mật độ nuôi từ 30 đến 40 con/m² làm giảm tỷ lệ sống của tôm. Việc áp dụng cho ăn nhiều lần và cải tiến chất lượng viên thức ăn sẽ gia tăng mức độ sử dụng thức ăn của tôm hùm bông qua đó giảm ăn thịt đồng loại sau khi lột xác và cải thiện tỷ lệ sống cần được quan tâm.