Xử lý vật chứng trong quá trình giải quyết vụ án theo luật tố tụng hình sự Việt Nam

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thi Thu Huong Bui, Ngoc Chi Nguyen

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Luật học (ĐHQG Hà Nội), 2022

Mô tả vật lý: 45302

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 419930

 Xử lý vật chứng là một trong những hoạt động tố tụng hình sự được thực hiện bởi các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Hoạt động này đòi hỏi bảo đảm tính khách quan công bằng khi xử lý tội phạm và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức có liên quan, góp phần ổn định xã hội và phát triển kinh tế. Do đó, hệ thống quy phạm pháp luật về xử lý vật chứng đã được hình thành, nó không chỉ là quy định của luật tố tụng hình sự mà còn bao gồm cả quy định của luật hình sự, luật dân sự và những văn bản pháp luật liên quan khác. Thực tế hoạt động xử lý vật chứng ở nước ta những năm qua bên cạnh thành công còn bộc lộ nhiều hạn chế biểu hiện trên các khía cạnh pháp luật về xử lý vật chứng chưa phù hợp với thực tế giải quyết vụ án, còn có mâu thuẫn, chồng chéo, chưa cụ thể, gây khókhăn khi áp dụng pháp luật
  còn có vi phạm trong việc xử lý vật chứng của cơ quan, người có trách nhiệm, buông lỏng quản lý tạo điều kiện cho việc lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt, làm hư hỏng, mất mát vật chứng gây ra hậu quả khó khắc phục. Góp phần khắc phục những hạn chế nêu trên, bài viết này phân tích một số vấn đề lý luận, thực tiễn về xử lý vật chứng, trên cơ sở đó đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động này trong quá trình giải quyết vụ án hình sự ở Việt Nam trước yêu cầu cải cách tư pháp., Tóm tắt tiếng anh, Handling physical evidence is one of the criminal procedural activities, conducted by state bodies, during the process to resolve criminal cases. This activity requires the objectivity and fairness in the process of handling crimes, and the protection of legitimate rights and interests of relevant individuals and organizations
  therefore, it contributes to the stability of the society and the development of the economy. Thus, a system of legal provisions on handling physical evidence have been developed to ensure the role of this activity, including not only criminal procedure law, but also provisions in the penal law, the civil law, and other relevant legal documents. Over the recent years, apart from successes, the implementation of activities to handle physical evidence in Vietnam in practice has revealed numerous limitations the law on handling of physical evidence is not yet in line with the actual case settlement in practice
  there are violations of the law on handling of physical evidence by competent persons, agencies, which might create conditions for abuse of powers, appropriating, damaging, losing physical evidence and might cause irreversible consequences. For those reasons, this article addresses theoretical and practical issues on the handling of physical evidence and, on that basis, proposes solutions to improve the efficiency of this activity in criminal cases at the requests of the judicial reform in Vietnam.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH