Nuôi trồng thủy sản có vai trò quan trọng trong việc đạt các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc về gia tăng lợi ích ở các quốc gia có thu nhập thấp và kém phát triển thu được từ tài nguyên. Mục tiêu này còn gặp nhiều thách thức, đặc biệt đối với các hộ gia đình nuôi trồng có quy mô nhỏ, với sự thiếu và yếu về vốn, kỹ thuật và sinh kế. Ngoài ảnh hưởng của năm tài sản vốn con người, tự nhiên, xã hội, vật chất, tài chính, nghiên cứu còn đưa ba biến dự báo bổ sung trong mô hình sinh kế bền vững đó là cơ quan con người, sự công bằng lợi ích và độ nhạy cảm để đánh giá đến sự bền vững sinh kế của các hộ nuôi biển ở tỉnh Khánh Hòa. Mô hình hồi quy tuyến tính được sử dụng để xác định sự ảnh hưởng của các yếu tố đến biến phụ thuộc là khả năng tiếp tục với nghề nuôi biển. Kết quả chỉ ra các hộ gia đình nhạy cảm hơn, ít có khả năng để tham gia vào các cơ hội sinh kế mới. Nhận thức về sự công bằng về lợi ích trong cộng đồng, sự ổn định về thu nhập, yếu tố tập thể là những yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến tính bền vững sinh kế nghề nuôi biển. Các hàm ý chính sách cũng được đề xuất nhằm phát triển các chương trình sinh kế nhiều mặt, giúp các hộ nuôi biển dễ bị tổn thương sẽ đạt được sự phát triển bền vững., Tóm tắt tiếng anh, The aquaculture sector plays an important role in achieving the United Nations' Sustainable Development Goals of increasing benefits in low-income and underdeveloped countries that derive from marine resources. This goal also faces many challenges, especially for small-scale farming households, as they lack capital, technology and livelihoods. This study evaluated the impact of five factors including human, social, natural, physical and financial factors and three additional forecasting variables in the sustainable livelihood model, namely agency, equity and sensitivity to assess the sustainability livelihood of the marine aquaculture sector in Khanh Hoa Province. The linear regression model is used to determine the impacts of the factors on the dependent variable which is the ability to keep taking part in the marine aquaculture sector. The study's findings indicate that households are more sensitive and less likely to participate in new livelihood opportunities. The perception of equity benefits in the community, income stability, and collective activities are factors that positively affect the livelihood sustainability in the marine aquaculture sector. Policy implications for the development of multi-faceted livelihood programs to help vulnerable marine households achieve sustainable development are also proposed.