Ảnh hưởng của phương pháp hạ nhiệt đến chất lượng tinh dịch lợn bảo quản ở nhiệt độ thấp

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Bùi Huy Doanh, Cù Thị Thiên Thu, Đặng Thái Hải, Đinh Thị Yên, Nguyễn Ngọc Kiên, Nguyễn Thị Tuyết Lê, Phạm Kim Đăng

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học nông nghiệp Việt Nam, 2021

Mô tả vật lý: 246-253

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 419978

 Nghiên cứu được tiến hành trên 720 mẫu tinh dịch của 6 lợn Duroc nhằm đánh giá ảnh hưởng của các phương pháp hạ nhiệt khác nhau tới chất lượng tinh dịch khi bảo quản ở nhiệt độ thấp trong môi trường không chứa kháng sinh. Tinh dịch được pha loãng trong môi trường BTS cải biến không có kháng sinh. Các mẫu tinh dịch được hạ từ 30°C xuống 5°C theo 5 cách khác nhau trước khi bảo quản ở 5°C. Các mẫu tinh dịch được kiểm tra sau 24, 48, 72 và 120 giờ bảo quản. Kết quả cho thấy, mẫu hạ nhiệt độ chậm nhất (5-A4 2 giờ ở nhiệt độ phòng sau đó bảo quản ở 10°C trong 3 giờ) có hoạt lực tinh trùng, tỷ lệ tổn thương màng acrosome cũng như tỷ lệ tinh trùng kỳ hình qua các ngày bảo quản không sai khác so với mẫu tinh dịch được bảo quản ở 17°C (P >
 0,05). Quá trình hạ nhiệt nhanh và bảo quản trực tiếp ở 5°C (5-A0 sau pha loãng bảo quản trực tiếp ở 5°C) đã làm giảm hoạt lực của tinh trùng và tăng tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (P <
 0,05). Thời gian bảo quản có ảnh hưởng đến hoạt lực tinh trùng (P <
 0,05). Do đó, phương pháp thích hợp để bảo quản tinh ở nhiệt độ thấp là có tốc độ hạ nhiệt chậm ở nhiệt độ phòng và 10°C trước khi đem bảo quản ở 5°C.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH