Hiệu quả của phân sinh học (compost) từ vỏ lụa hạt điều và vỏ cà phê, có bổ sung chế phẩm bio-f trên cây dưa lưới

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Bùi Xuân Dũng, Đinh Thị Thu, Vũ Văn Trường

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 631 Specific techniques; apparatus, equipment, materials

Thông tin xuất bản: Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, 2021

Mô tả vật lý: 113-123

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 419987

Cà phê và hạt điều của Việt Nam đang tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, trong quá trình chế biến hạt điều nhân và cà phê, toàn bộ vỏ cà phê và vỏ hạt điều được đốt bỏ hoặc đổ trực tiếp ra vườn điều, vườn cà phê, gây ô nhiễm môi trường. Nghiên cứu "Hiệu quả của phân compost từ vỏ lụa hạt điều và vỏ cà phê có bổ sung chế phẩm Bio-f, trên cây dưa lưới" nhằm sử dụng triệt để phế phẩm, giảm ô nhiễm môi trường và hạ giá thành đầu tư. Sau 30 ngày ủ với 4 mô hình ủ là vỏ hạt điều và vỏ cà phê, vỏ hạt điều có bổ sung chế phẩm bio-f, vỏ cà phê có bổ sung chế phẩm bio-f, cho thấy quá trình phân hủy hiếu khí diễn ra tốt. Kết quả vỏ lụa hạt điều có bổ sung chế phẩm bio-f có chất lượng compost tốt nhất, nhiệt độ khối ủ dao động trong khoảng 26,50C - 56,20C, độ ẩm dao động từ 44,5 - 60,4%, tỷ lệ N P K = 1,5% 2,1% 1,8%, hàm lượng cacbon dao động từ 52,1 - 29,1%, độ sụt giảm khối ủ còn lại 37,5%. Tuy nhiên, cần phải phối trộn thêm một số chất dinh dưỡng cho sản phẩm compost để đạt Tiêu chuẩn 10TCN 526-2002. Kết quả kiểm tra hiệu quả sinh trưởng, phát triển của cây dưa lưới trên sản phẩm phân compost sau 42 ngày cho thấy ở mô hình với vật liệu ủ là vỏ cà phê, có bổ sung chế phẩm Bio-f là thích hợp nhất cho cây dưa lưới sinh trưởng chiều cao, số lượng lá, số lượng hoa và chất lượng quả.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH