Tổn thương da trên bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống tiến triển và một số yếu tố liên quan

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Hoàng Thị Lâm, Vũ Thùy Linh

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 616.5 Diseases of integument

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2021

Mô tả vật lý: 377-382

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 419989

Mô tả đặc điểm tổn thương da và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 60 bệnh nhân điều trị nội trú tại trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 7/2020 đến tháng 9/2021. Bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chẩn đoán theo bộ tiêu chuẩn của ACR/EULAR 2013. Kết quả nghiên cứu cho thấy tổn thương lâm sàng đa dạng, đặc biệt là các tổn thương da ở bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống, tất cả bệnh nhân đều có hiện tượng dày da với mức độ dày da trung bình của nhóm nghiên cứu là 14,5 ± 7,9, hiện tượng Raynaud (73,3%), thay đổi sắc tố da (53,3), rụng tóc (46,7%), loét đầu chi (31,7%), hoại tử đầu chi (28,3%), sẹo lõm đầu chi (11,7%), loét da (33,3%), telangiectasisa (13,3%), calcinosis (18,3%). Nhóm bệnh nhân nghiên cứu có tỉ lệ tổn thương nội tạng cao với bệnh phổi kẽ/xơ phổi chiếm 81,7%, tổn thương tiêu hóa 37/60 (61,7%) và tổn thương tăng áp lực động mạch phổi 36/60 (60%). Tỉ lệ gặp tổn thương thận thấp nhất lần lượt với viêm cầu thận và khủng hoảng thận là 13,3 % và 5%. Các bệnh nhân được làm xét ngiệm kháng thể kháng nhân đều cho kết quả dương tính, kháng thể Scl-70 dương tính chiếm 67,9%, kháng thể anti-centromere dương tính là 31,3%. Kết luận Tổn tương da ở bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống là các triệu chứng đặc trưng, quan trọng, là biểu hiện thường gặp nhất trong các thương tổn của XCBHT và thường được nhận ra trước các biểu hiện toàn thân giúp các bác sĩ hướng tới chẩn đoán. Các tổn thương da có thể gây ra sự khó chịu đáng kể (ngứa dai dẳng, mất sắc tố, vết loét hở gây đau đớn, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và thẩm mỹ). Những bệnh nhân có tiền sử tổn thương đầu chi, có nguy cơ tái phát, để lại biến chứng cao, vì vậy việc phân tầng bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ liên quan đến tổn thương để quản lý tổn thương hoại tử đầu chi nói riêng và các tổn thương da nói chung là quan trong để có phương pháp điều trị bệnh kịp thời, hợp lý., Tóm tắt tiếng anh, Our objective was to study the characterize dermal lesions and risk factors in patients with systemic sclerosis. Methods and Methodology It was a cross-sectional descriptive study has conducted from July 2020 to July 2021 on 60 inpatients treated at Allergy and Clinical Immunology Center in Bach Mai Hospital. The patients met the diagnostic criteria according to the 2013 ACR/EULAR was selected. Findings The results have shown that clinical lesions were diverse, especially skin lesions. The skin thickness - mRSS was 14.5 ± 7.9, Raynaud's phenomenon (73.3%), skin pigmentation disorder (53.3%), hair loss (46.7%), digital ulcers (31.7%), digital gangrene (28.3%), pitting scars (11.7%), skin ulcers (33.3%), telangiectasia (13.3), calcinosis (18,3%). The majority of visceral damage was interstitial lung disease accounting for 81.7%, gastrointestinal lesions 37/60 (61.7%), and pulmonary arterial hypertension 36/60 (60 %). In contrast, the minority was kidney injury, particularly glomerulonephritis, and renal crises were 13.3% and 5%, respectively. All patients tested for antinuclear antibody were positive, positive for anti-Scl-70 antibody accounted for 67.9%, the positive anticentromere antibody was 31.3%.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH