Bài báo tìm hiểu hiệu quả của các cách ứng xử của người mẹ đối với hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi. Thông qua phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi kết hợp với phỏng vấn, nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 124 người mẹ có con từ 3 - 6 tuổi ở tỉnh Nam Định, Việt Nam. Kết quả cho thấy chỉ có hơn 1/5 số người mẹ tham gia khảo sát đánh giá con mình có biểu hiện hành vi hung tính ở mức độ rất rõ. Đa số những người mẹ lựa chọn kỉ luật nghiêm khắc như dọa nạt con, la mắng con, phạt con, đánh đòn con. Mặc dù cách ứng xử này đã góp phần hạn chế được phần nào hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi một cách nhanh chóng nhưng có thể ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển tâm lí của trẻ. Một số mẹ của trẻ sử dụng cách ứng xử nhẹ nhàng như Lắng nghe con giải thích và chia sẻ cùng con
nhẹ nhàng nói với con về cảm xúc, sự không hài lòng của mình đối với hành vi của con
giả bộ phớt lờ, không quan tâm đến hành vi hung tính mà con thực hiện nhằm thu hút sự chú ý của người khác. Tuy nhiên, khi thực hiện cách ứng xử này, họ chưa đảm bảo các nguyên tắc giáo dục nên vẫn chưa mang lại hiệu quả giáo dục như mong muốn. Kết quả nghiên cứu là cơ sở giúp các bậc cha mẹ, nhất là người mẹ lựa chọn cách ứng xử phù hợp trước hành vi hung tính của trẻ, tạo tiền đề cho trẻ hình thành, phát triển nhân cách tốt đẹp ngay từ nhỏ., Tóm tắt tiếng anh, This study examined the effect of maternal behaviours on 3 - 6 years old children who had aggressive behaviour. Using the mixed-method, the study surveyed and interviewed the mothers of 124 preschoolers in Nam Dinh province, Vietnam. The results showed that more 1/5 of participants assessed that their children exhibited medium and high levels of aggressive behavior. Most mothers chose strict discipline such as threaten, scolding their children, punish, and spanking. Although these behaviours of mothers have contributed to limit the children's aggression quickly, they can have negative effect on children's development in the future. Other mothers chose gentle behaviors such as listening to their children explain and sharing with them
gently talk to the children about their feelings and dissatisfaction with their behaviors
and ignore, pretend not to care about the children's behaviors. However, they could not ensure the principles of education, so there was no the desired educational effect. The finding will be the basis for educators to build appropriate measures to help children develop their personalities from the preschool age.