Tác dụng ngoại ý của methotrexate trong điều trị bệnh lý tân sinh nguyên bào nuôi

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Nguyễn Thị Giang, Võ Minh Tuấn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 572 Biochemistry

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 2021

Mô tả vật lý: 114-122

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 420099

 Xác định tần suất và các yếu tố liên quan đến tăng men gan ở bệnh nhân tân sinh nguyên bào nuôi nguy cơ thấp điều trị MTX. Phương pháp Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu, lấy mẫu toàn bộ 163 bệnh nhân tân sinh nguyên bào nuôi nguy cơ thấp được điều trị MTX/FA từ tháng 10/2019 đến tháng 06/2020 tại BVTD. Phân tích sống còn Kaplan-Meier để khảo sát tần suất tăng men theo thời gian. Xá17c định các yếu tố liên quan đến tăng men gan qua mô hình hồi quy Cox. Xây dựng Nomogram giúp tiên đoán nguy cơ trên đồ thị trực diện. Kết quả Tần suất tăng men gan là 47/163 trường hợp tương đương 28,83%. Tăng men gan xảy ra nhiều nhất sau chu kì 1 với 16 trường hơp, tiếp theo là sau chu kì 2 với 14 trường hợp, sau chu kì 3 là 9 trường hợp, sau chu kì 4,5,6 lần lượt là 4,2,1,1 trường hợp. Không có trường hợp nào sau chu kì 8,9. Nhóm BN có AST trước hóa trị >
 25 UI/L có nguy cơ tăng men gan gấp 2.294 lần so với nhóm có AST trước hóa trị ≤25 UI/L. Xây dựng mô hình Nomogram dựa trên hồi quy Cox với 4 yếu tố đa biến gồm tuổi, BMI, AST trước hóa trị, ALT trước hóa trị. Các tác dụng phụ khác ghi nhận được bao gồm loét miệng, tiêu chảy, nôn ói, rụng tóc với tỉ lệ lần lượt là 18,4%, 14,72%, 10,43%, 4,91%. Hầu hết đều ở mức nhẹ, không cần điều trị chuyên biệt. Kết luận Tần suất tăng men gan chung là 28,83%, xảy ra trong vòng 3-4 chu kì đầu. AST trước hóa trị là yếu tố có liên quan tới tình trạng tăng men gan. Biểu đồ Nomogram sẽ giúp bác sĩ dễ dàng ước tính nguy cơ tăng men gan của bệnh nhân tân sinh nguyên bào nuôi điều trị MTX/FA., Tóm tắt tiếng anh, Most cases of GTN in Tu Du hospital is treated with a course of methotrexate with folinic acid given in between dosages (MTX/FA protocol). MTX is able to effectively arrest the growth of cancer cells, however, fast growing normal tissues are also easily affected. Therefore, adverse effects of MTX are known to occurred frequently at these sites. Objective Identify the incidence and related factors of elevated transaminases in low-risk gestational trophoblastic disease patients treated with methotrexate. Methods Prospective cohort. We selected entire 163 patients with low-risk gestational trophoblastic disease, treated with methotrexate and folinic acid, from October 2019 to June 2020 at Tu Du hospital. Kaplan-Meier survival analysis is performed to determine the incidence of elevated transaminases over time. We apply Cox regression model in order to identify factors related to elevated transaminases and build a Nomogram to predict the risk of elevated transaminases. Results The incidence of elevated transaminases is 28.83%. Out of 47 cases of elevated transaminases, 16 cases occurred after 1 cycle of treatment, 14 cases occurred after 2 cycles and 9 cases appeared after 3 cycles, and after 4, 5, and 6 cycles, there were only 4, 2, 1 cases of elevated transaminases, respectively. There were no cases after treatment cycle eighth and ninth. In patients with pre-treatment AST >
 25 UI/L, the risk of elevated transaminases is 2.29 times higher than in patience with pre-treatment AST <
 25 UI/L. Based on Cox regression model, we built a Nomogram with 4 variables, including age, BMI, pre-treatment AST, and pre-treatment ALT. Other adverse reactions included oral ulcer, diarrhea, vomiting, and hair loss, which occurred at an incidence of 18.4%, 14.7%, 10.4%, and 4.9%, respectively. Most of these reactions were minor and did not require any specific treatment. Conclusions The overall incidence of elevated transaminases is 28.83%, usually occurred within the first 3 to 4 treatment cycle. Pre-treatment AST is related to elevated transaminases. Nomogram is able to determine risk of elevated transaminase in patience with low-risk gestational trophoblastic disease, treated with methotrexate and folinic acid.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH