Nghiên cứu đã được thực hiện để đánh giá ảnh hưởng của phân trùn quế và phân bón lá Hi-Boron 7-14 đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống lúa OM18 trong vụ đông xuân và hè thu năm 2019-2020. Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên với bốn nghiệm thức, 4 lần lặp lại tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Mỗi nghiệm thức có diện tích 48 m2 (8 m x 6 m). Các nghiệm thức vụ 1 (đông xuân) đối chứng (NT1) chỉ bón phân vô cơ N, P, K (85 kg N-45 kg P2O5-45 kg K2O)
(NT2) bón N, P, K + phun Hi-Boron 7-14 (phun 30 ml/25 lít nước, phun 320 lít nước đã pha trên ha)
(NT3) N, P, K+ 300 kg.ha-1 phân trùn quế Atiga (NT4) bón N, P, K+ 300 kg.ha -1 phân trùn quế Atiga+ phun Hi-Boron 7-14 (phun 30 ml/25 lít nước, phun 320 lít nước đã pha trên ha). Các nghiệm thức vụ 2 (hè thu) được tiến hành trên nền thí nghiệm 1. Tuy nhiên, tất cả các nghiệm thức không được bón phân trùn quế và không phun Hi-Boron 7-14 (chỉ bón N, P, K theo công thức 85 kg N -45 kg P2O5 - 45 kg K2O/ha). Kết quả cho thấy trên nền 85 kg N- 45 kg P2O5-45 kg K2O, bón bổ sung 300 kg.ha-1 phân trùn quế và phun phân bón lá ở vụ đông xuân đã làm tăng số nhánh lúa/mở, số bông/m2, số hạt chắc/bông
năng suất giống lúa OM 18 tăng 11,3% so đối chứng chỉ bón N, P, K (không bón phân trùn quế và không phun Hi-Boron 7-14). Trong vụ hè thu năng suất tăng 14.9% so với chỉ bón N, P, K trên cùng nghiệm thức, mặc dù khối lượng 1000 hạt không khác biệt trong cả 2 vụ.