Không gian văn hóa Chăm đã từng trải rộng khắp từ Bắc Trung Bộ lên Tây Nguyên và xuống các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ. Tộc người Bana cư trú tập trung ở các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Bình Định và Phú Yên, nằm trọn trong khu vực ảnh hưởng của văn hóa Champa trong lịch sử. Vì vậy, quá trình phát triển tộc người giữa người Chăm và người Bana có sự tiếp xúc, giao lưu, tiếp biến văn hóa lẫn nhau tạo nên những làn sóng giao thoa văn hóa. Từ đó, hình thành những nét tương đồng, điểm chung trong các thành tố văn hóa do quá trình chung sống giữa các cộng đồng thuộc nhóm ngôn ngữ nam Đảo và Nam Á. Bài viết phân tích, so sánh về văn hóa tổ chức làng giữa làng Bana truyền thống với làng Chăm ở Nam Trung bộ trên một số vấn đề như: đặt tên làng, chuyển làng, tách làng, sự phân hóa xã hội và mối quan hệ xã hội trong làng., Tóm tắt tiếng anh, The cultural space of Cham ethnics has spread widely from the North Central Vietnam to the Central Highlands and down to the South Central Vietnam provinces. The Bana ethnics reside concentrated in Kon Tum, Gia Lai, Binh Dinh and Phu Yen provinces, located in the area of influence of Champa culture in history. Therefore, the process of developing ethnic groups between the Cham and the Bana people has contact, exchange and acculturation with each other creating waves of cultural interference. Since then, forming similarities and commonalities in cultural components due to the coexistence process between the language groups of the South Island and South Asia languages. The article analyzes and compares the organizational culture between traditional Bana villages and Cham villages in South Central Vietnam on a number of issues such as: naming villages, moving villages, separating villages, social differentiation and relationships between social systems in the village.