Cua biển là loài giáp xác quan trọng của ngành thủy sản. Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng Lactobacillus acidophilus lên tỷ lệ sống và biến thái của ấu trùng cua biển (Scylla paramamosain Estampador, 1949) được thực hiện tại trại sản xuất giống giáp xác Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau nhằm góp phần hạn chế việc sử dụng kháng sinh, cải thiện năng suất và tỷ lệ sống trong ương ấu trùng cua biển. Thí nghiệm có 3 nghiệm thức với liều lượng Lactobacillus acidophilus khác nhau gồm 104 CFU/mL, 105 CFU/mL và 106 CFU/mL (theo thể tích) được thử nghiệm với ba lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức. Ấu trùng được ương trong xô nhựa có thể tích 60 lít, với mật độ 200 ấu trùng/L. Kết quả nghiên cứu cho thấy mật độ vi khuẩn tổng trong bể nuôi cao nhất ở nghiệm thức bổ sung Lactobacillus acidophilus với liều lượng 106 CFU/mL (4,2 x 105 CFU/mL) và khác biệt có ý nghĩa (p<
0,05) với các nghiệm thức còn lại. Mật độ vi khuẩn Vibrio sp thấp nhất ở nghiệm thức 3 (0,21 x 103 CFU/mL) (p<
0,05).Tỷ lệ biến thái và chiều dài ấu trùng Zoea5 cao nhất ở nghiệm thức 2 (105 CFU/mL) lần lượt là 65,6% và 4,44 mm. Chiều rộng mai (CW) Cua1 cao nhất 3,13 mm ở nghiệm thức 2. Tuy nhiên, không có sự khác biệt đáng kể về các chỉ số này giữa các nghiệm thức (p>
0,05). Tỷ lệ sống đến Cua1 tốt nhất ở nghiệm thức 3 (8,54 %) nhưng khác biệt không có ý nghĩa (p>
0,05) với nghiệm thức 1 (8,12 %) và nghiệm thức 2 (8,51 %). Kết quả nghiên cứu cho thấy nên bổ sung Lactobacillus acidophilus với liều lượng 105 CFU/mL trong thực tế sản xuất giống., Tóm tắt tiếng anh, The effect of Lactobacillus acidophilus on survival rate and metamorphosis of mud crab larvae (Scyllaparamamosain Estampador, 1949) was investigated at crustacean hatchery of Ca Mau community college. This experiment aimed to identify the suitable concentration of Lactobacillus acidophilus used to the minimise antibiotic application, to improve the production and survival rate of mud crab rearing. The experiment in the larval rearing period from zoea-1 stage to crab-1 stage was conducted with different densities of Lactobacillus acidophilus as following 104, 105 and 106 CFU/mL, respectively with three replicates per treatment. Larvae were reared in plastic tanks of 60 liters with the stocking density of 200 larvae/L. The results showed that the highest total bacteria was found in the treatment supplied concentration at 106 CFU/mL (4.2×105 CFU/ml). It was signifi cantly different from other treatments (p<
0.05). The level of Vibrio sp was signifi cantly lowest in the third treatment (0.21×103 CFU/mL) (p<
0.05). Metamorphic rate and the total length of zoea5 stage in the treatment 105 CFU/ml were the highest with 65.6% and 4.44 mm, respectively. The body length of crab-1 was highest (3.13 mm) in treatment 105 CFU/mL and was not signifi cantly different with other treatments (p>
0.05). The survival ofcrab-1 was the best in the treatment 106 CFU/mL (8.54%)
which was not signifi cantly different from those of the first treatment (8.12%) and second treatment (8.51%) (p>
0.05). The results suggested that addition of Lactobacillus acidophilus at concentrations at 105 CFU/mL could be applied to commercial production for mud-crab harchery.