Phân tích chuỗi giá trị lúa gạo chất lượng cao theo hướng gắn kết doanh nghiệp và hợp tác xã tại tỉnh An Giang

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Khổng Tiến Dũng

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 650 Management and auxiliary services

Thông tin xuất bản: Khoa học (Đại học Cần Thơ), 2021

Mô tả vật lý: 259-270

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 420223

Sản xuất lúa gạo chất lượng cao nhằm phát triển bền vững ngành hàng là hướng đi phù hợp với nhu cầu thị trường. Nghiên cứu này phân tích chuỗi giá trị (CGT) lúa gạo chất lượng cao theo cách tiếp cận của GTZ ValueLinks (2007) sử dụng số liệu thu thập trực tiếp từ 100 nông dân và 31 tác nhân tham gia CGT tại tỉnh An Giang. Kết quả nghiên cứu chỉ rõ CGT lúa gạo chất lượng cao hiện nay đã có một số cải thiện so với chuỗi truyền thống, trong đó số tác nhân tham gia vào chuỗi giảm, lợi nhuận của nông dân được tăng lên. Phân tích kinh tế chuỗi cho thấy các tác nhân trong chuỗi hiện có giá trị gia tăng khá cao, nhất là công ty lương thực. Đây là điểm quan trọng làm căn cứ thu hút doanh nghiệp tham gia liên kết với nông dân. Tuy nhiên, CGT này hiện còn gặp nhiều thách thức như tình trạng phá vỡ hợp đồng và rủi ro về chất lượng. Như vậy, để phát triển và hoàn thiện CGT lúa gạo chất lượng cao hiện nay cần phát triển và hoàn thiện hợp tác xã kiểu mới làm cầu nối giữa sản xuất và tiêu thụ. Bên cạnh đó, cần có sự tham gia của các tổ chức tín dụng để đảm bảo nguồn vốn sản xuất cho nông dân và vốn kinh doanh cho doanh nghiệp tham gia liên kết., Tóm tắt tiếng anh, Producing high-quality rice for sustainable development of rice production is a direction in order to meet market demand. This research analyses the high-quality rice value chain based on GTZ ValueLinks (2007) approach using data collected directly from 100 farmers and 31 value chain actors in An Giang province. Research results reveal that the current high-quality rice value chain has some improvements compared to the conventional chain, in which the number of actors involved in the chain is reduced, farmers' profits are increased. The analysis of the chain value shows that the actors in the chain currently have a high added value, especially the food company. This is an important point as a basis for attracting businesses to join the cooperation with farmers. However, this value chain still faces many challenges such as contract breaks and quality management. Thus, in order to develop and improve the current high-quality rice value chain, it is necessary to develop and improve a new type of cooperative as a bridge between production and consumption, besides, it is necessary to involve financial actors to ensure sufficient support for farmers and cooperative enterprises.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH